IMF: Tăng chi cho vaccine là cách nhanh nhất để củng cố tài chính công
Đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục làm gia tăng gánh nặng nợ công toàn cầu trong năm 2021, nhưng việc dành thêm tiền để thúc đẩy tiêm phòng là cách nhanh nhất để bắt đầu đưa tình hình tài chính của các chính phủ về trạng thái bình thường.
Đây là nhận định được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra ngày 7/4 trong báo cáo Giám sát tài khóa 2021.
Trong báo cáo mới, IMF cho rằng nếu các chính phủ trên thế giới có thể đẩy nhanh các chương trình tiêm phòng COVID-19 và đạt mục tiêu kiểm soát được đại dịch sớm hơn, các nền kinh tế phát triển sẽ đóng góp thêm 1.000 tỷ vào nguồn thu thuế toàn cầu.
Khi đó, dự báo GDP toàn cầu cùng kỳ cũng sẽ tăng khoảng 9.000 tỷ nhờ các doanh nghiệp hoạt động trở lại và tốc độ tuyển dụng nhanh hơn.
Tại Hội nghị thường niên mùa Xuân được tổ chức trực tuyến trong tuần này, IMF và Ngân hàng thế giới (WB) sẽ kêu gọi các quốc gia thành viên duy trì hỗ trợ tài khóa cho nền kinh tế và các nhóm người dân và doanh nghiệp dễ bị tác động cho tới khi đại dịch chắc chắn được kiểm soát.
IMF ước tính các chính phủ đã chi khoảng 16.000 tỷ USD cho các biện pháp hỗ trợ tài khóa kể từ đại dịch bùng phát đến giữa tháng 3 vừa qua.
Trong đó, 10.000 tỷ USD từ các nguồn ngân sách bổ sung và nguồn thu dự tính, 6.000 tỷ USD nợ chính phủ, các khoản đảm bảo và tiền bơm thêm vốn cho các doanh nghiệp.
Năm 2021, IMF dự báo thâm hụt ngân sách của hầu hết các quốc gia sẽ giảm khi các biện pháp hỗ trợ khắc phục tác động của đại dịch hết hạn hoặc được thu hẹp, tình trạng thất nghiệp được cải thiện và nguồn thu chính phủ phục hồi khi các doanh nghiệp hoạt động trở lại.
IMF dự báo thâm hụt ngân sách trung bình trong năm 2020 sẽ lên mức 11,7% GDP tại các quốc gia phát triển, gấp khoảng 4 lần so với mức ghi nhận năm 2019. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ giảm xuống còn 10,4% GDP trong năm 2021.
Thâm hụt ngân sách ở các quốc gia đang phát triển cũng sẽ giảm nhẹ trong năm 2021 xuống mức 7,7% GDP ở nhóm các nền kinh tế mới nổi và xuống 4,9% ở nhóm các nền kinh tế thu nhập thấp.
Trong năm 2021, trung bình tỷ lệ nợ công toàn thế giới được dự báo sẽ tăng nhẹ từ mức 97% trong năm 2020 lên tới mức 99% GDP, cao nhất từ trước tới nay, sau đó sẽ duy trì ở mức này.
Với các nền kinh tế phát triển, nợ công sẽ đạt đỉnh là 122,5% trong năm 2021, tăng từ mức 120,1% trong năm 2020.
IMF kêu gọi thực hiện các biện pháp hỗ trợ có trọng tâm dành cho những hộ gia đình thuộc nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có các nhóm thiểu số, phụ nữ và lao động thu nhập thấp trong các lĩnh vực không chính thức tại nhiều nền kinh tế. Ngoài ra, các nước cũng cần tăng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ.
Tuy nhiên, những nền kinh tế phát triển có mức nợ công cao có thể cần bắt đầu tái xây dựng các kế hoạch tài khóa dự phòng để đề phòng những cú sốc khác trong tương lai.
IMF cho rằng các quốc gia này nên phát triển các kế hoạch trong nhiều năm để tăng nguồn thu và cân đối chi tiêu, ưu tiên các khoản đầu tư nhằm chống biến đổi khí hậu và giảm bất bình đẳng về kinh tế./.
- Từ khóa :
- covid 19
- vaccine ngừa covid 19
- imf
- kinh tế thế giới
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 6.4% trong năm 2021
21:28' - 06/04/2021
Ngày 6/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã một lần nữa tăng dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, lên mức 6,4% trong năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Triển vọng kinh tế toàn cầu đang sáng dần lên
12:29' - 31/03/2021
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 30/3 cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc dẫn dầu, đang có xu hướng tăng tốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu "cảnh giác" với những rủi ro tiềm ẩn
16:00' - 24/03/2021
Trong kịch bản kỳ vọng lạc quan, triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới vẫn có tính không xác định tương đối lớn, các thị trường mới nổi đặc biệt phải đề phòng với những rủi ro tiềm ẩn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.