Indonesia bác bỏ yêu sách của Trung Quốc với vùng biển Natuna
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đã từ chối lời mời đối thoại của Trung Quốc nhằm “quản lý các tranh chấp” tại các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ngoài khơi bờ biển phía Bắc đảo Natuna, đồng thời tái khẳng định rằng không có yêu sách chồng lấn nào tại đây.
Sau khi công bố loạt hoạt động bất hợp pháp của các tàu hải cảnh và tàu cá Trung Quốc tại vùng biển phía Bắc đảo Natuna hồi tuần trước, Indonesia đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Tiêu Thiên tới để trao công hàm phản đối chính thức.
Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố Jakarta sẽ không bao giờ công nhận “Đường chín đoạn” mà Trung Quốc tự ý vẽ trên Biển Đông vì nó trái với luật pháp quốc tế.
Ngày 1/1, Indonesia đã thẳng thừng bác bỏ các yêu sách lịch sử của Trung Quốc vốn "đơn phương, không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) công nhận".
Trước đó, ngày 30/12, tờ Jakarta Post cho biết Cơ quan An ninh hàng hải (Bakamla) Indonesia đã ghi nhận ít nhất 63 tàu đánh cá và tàu hải cảnh của Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển Natuna trong các ngày 19-24/12 vừa qua.
Phó Đô đốc Bakamla Taufiqurrahman cho biết khoảng 50 tàu Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển Indonesia vào ngày 19/12 và rút đi sau đó một ngày. Tuy nhiên, nhiều tàu đã quay trở lại hôm 24/12 dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của các tàu hải cảnh Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Báo Hàn Quốc: Chuyên gia Mỹ lên án hành động của Trung Quốc tại EEZ của Việt Nam
18:59' - 17/10/2019
Theo chuyên gia Mỹ, Trung Quốc đã xâm phạm bất hợp pháp EEZ của Việt Nam được quy định theo Luật pháp quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc, Trung Quốc thảo luận về việc hoạch định vùng đặc quyền kinh tế
16:44' - 07/07/2018
Cuộc họp Hàn Quốc -Trung Quốc cấp vụ trưởng lần thứ tư về việc hoạch định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) đã diễn ra tại thành phố Gyeongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc, trong hai ngày 5-6/7.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.