Indonesia chi gần 143 triệu USD để xây dựng các cơ sở sản xuất vắc-xin
Chính phủ Indonesia sẽ đầu tư 2.000 tỷ rupiah (142,83 triệu USD) cho công ty dược quốc doanh PT Bio Farma để xây dựng các cơ sở sản xuất vắc-xin, đặc biệt là các nguyên liệu sơ cấp, nhằm mục đích giảm nhập khẩu từ các nước khác.
Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến hồi tuần trước, Tổng cục trưởng Tài sản nhà nước thuộc Bộ Tài chính Indonesia, ông Isa Rachmatarwata cho biết quyết định này hiện đang chờ Quốc hội Indonesia thông qua trước khi triển khai.
Hồi tháng Tám, Tổng thống Widodo tuyên bố Indonesia có thể sản xuất vắc-xin trong nửa đầu năm 2021. Theo nhà lãnh đạo này, Biofarma, Sinovac và các bên liên quan khác hiện đang trong quá trình sản xuất các loại thuốc mới và đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba.
Tiếp đó vào tháng Chín, Tổng thống Joko Widodo cho hay Chính phủ Indonesia đã phân bổ 40.800 tỷ rupiah để sản xuất vắc-xin ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong nhiều năm, trong đó 3.800 tỷ rupiah sẽ được giải ngân trong năm nay.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới hôm 8/9, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho hay nhà nước sẽ hỗ trợ ngân sách cho dự án vắc-xin “Merah Putih (Trắng Đỏ) do Bộ Khoa học và Công nghệ Indonesia phối hợp với Viện Eijkman và Viện Khoa học Indonesia tiến hành.
Về phần mình, công ty dược quốc doanh PT Bio Farma sẽ sản xuất 290 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 bằng cách hợp tác với nhà sản xuất vắc-xin Sinovac Biotech của Trung Quốc. Theo Giám đốc điều hành Bio Farma, Honesti Basyir, quá trình thử nghiệm lâm sàng loại vắc-xin được thực hiện trong 6 tháng và phấn đấu hoàn tất vào tháng 1/2021.
Theo kế hoạch, nếu quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 diễn ra suôn sẻ, Bio Farma sẽ bắt tay sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19 vào quý I/2021. Hiện công ty đã chuẩn bị các cơ sở sản xuất với tổng công suất tối đa 250 triệu liều vắc-xin/năm.
Phát triển vắc-xin là một trong 5 mũi nhọn của Bio Farma nhằm góp phần ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan, bao gồm sản xuất chuỗi phản ứng polymerase thời gian thực, liệu pháp chữa trị bằng huyết tương, phát triển các phòng thí nghiệm BSL 3 di động, và sản xuất phương tiện vận chuyển bệnh nhân mắc COVID-19./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản đảm bảo kinh phí mua vắc xin phòng COVID-19
15:50' - 08/09/2020
Ngày 8/9, Nhật Bản đã quyết định chi hơn 670 tỷ yen (6,3 tỷ USD) từ ngân sách dự phòng hơn 10.000 tỷ yen trong tài khóa 2020 để mua vắc-xin phòng COVID-19 từ các công ty nước ngoài.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Nỗ lực để người dân tiếp cận với vắc xin sớm nhất
22:36' - 14/08/2020
Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước; đẩy mạnh việc phối hợp với các đối tác trên thế giới nhằm có vắc xin ngừa COVID-19 cho Việt Nam sớm nhất.
-
Kinh tế & Xã hội
Cuộc chạy đua của vắc xin COVID-19 “made in Vietnam”
13:44' - 25/07/2020
Làm thế nào để vắc xin có thể đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả và an toàn là bài toán đặt ra đối với các nhà khoa học cũng như cơ quan quản lý nhà nước
-
Đời sống
Đưa vào hoạt động trung tâm tiêm chủng vắc xin lớn nhất Tây Nguyên
11:06' - 15/07/2020
Sáng 15/7, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn của Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (Trung tâm VNVC) đã đưa vào hoạt động trung tâm thứ 32.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy LNG tại Na Uy sẽ nối lại hoạt động từ ngày 27/5
12:31'
Công ty điều hành hệ thống khí đốt Na Uy Gassco cho biết nhà máy Hammerfest LNG của nước này dự kiến sẽ hoạt động trở lại vào ngày 27/5.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp nhận đợt vận chuyển sữa công thức đầu tiên từ châu Âu
10:10'
Ngày 22/5, Nhà Trắng thông báo một máy bay quân sự chở chuyến sữa công thức đầu tiên từ châu Âu đã hạ cánh xuống sân bay tại Indianapolis, bang Indiana của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến đạt 7 tỷ USD
08:31'
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait cho biết doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 6/2022, tăng đáng kể so với tài khóa trước.
-
Kinh tế Thế giới
Đức và Senegal thúc đẩy hợp tác khai thác khí đốt
08:04'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới thủ đô Dakar của Senegal để thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Macky Sall về hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng mới của Australia tuyên thệ nhậm chức
07:59'
Ngày 23/5, lãnh đạo Công đảng Australia, ông Anthony Albanese, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 31 của nước này, sau khi giành chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu quốc hội liên bang vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành sản xuất ô tô Trung Quốc "gặp khó" bởi chiến lược "Không COVID"
06:30'
Báo Le Monde mới đây có bài viết cho biết ngành công nghiệp sản xuất ô tô Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả nặng nề do chính sách phong tỏa được áp đặt ở một số thành phố lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị APEC kết thúc sau khi đàm phán về lương thực, năng lượng và chuỗi cung ứng
20:09' - 22/05/2022
Ngoài vấn đề Nga-Ukraine, Bộ trưởng của 21 nền kinh tế tham gia APEC đã thảo luận về các vấn đề như an ninh lương thực, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ
18:56' - 22/05/2022
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ, cũng như vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu từ khi dịch COVID-19 bùng phát
14:38' - 22/05/2022
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.