Indonesia đạt thặng dư tài khoản vãng lai sau một thập kỷ
Năm 2021, Indonesia đã đạt thặng dư tài khoản vãng lai lần đầu tiên kể từ năm 2011, song cán cân thanh toán của nước này đã chịu áp lực trong quý IV do dòng tiền rút khỏi thị trường trái phiếu, cũng như nhập khẩu và chi phí vận tải tăng cao.
Số liệu được Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) công bố ngày 18/2 cho thấy nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đạt thặng dư tài khoản vãng lai 3,3 tỷ USD trong cả năm 2021, tương đương 0,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhờ sự bùng nổ giá cả hàng hóa và nhu cầu mạnh mẽ từ các đối tác thương mại. Trong khi đó, cán cân thanh toán năm 2021 đạt thặng dư 13,5 tỷ USD. Tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai dai dẳng của Indonesia và sự phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư nước ngoài để bù đắp cho những khoản thâm hụt này là một trong những nguyên nhân chính gây biến động cho đồng nội tệ rupiah trong quá khứ.Các nhà kinh tế cho biết thặng dư tài khoản vãng lai năm ngoái sẽ giúp Indonesia giữ giá đồng rupiah trong năm nay khi các nền kinh tế lớn chuẩn bị thắt chặt thanh khoản toàn cầu trong bối cảnh lạm phát tăng cao.
Tuy nhiên, số liệu của BI cho thấy dấu hiệu tăng tốc trong kế hoạch thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thúc đẩy dòng tiền rút khỏi thị trường trái phiếu Indonesia, khiến nguồn vốn và các tài khoản tài chính bị siết chặt trong quý IV vừa qua. Thặng dư tài khoản vãng lai của nước này cũng giảm xuống còn 1,42 tỷ USD, tương đương 0,4% GDP trong quý IV/2021, so với mức 4,97 tỷ USD, tương đương 1,7% GDP trong quý trước đó, do nhập khẩu và chi phí vận tải gia tăng. Cũng trong quý IV, Indonesia bị thâm hụt cán cân thanh toán 844 triệu USD, so với mức thặng dư 10,69 tỷ USD của quý III. Các nhà hoạch định chính sách BI cho rằng Indonesia có thể sẽ chứng kiến tài khoản vãng lai của mình quay trở lại mức thâm hụt từ 1,1-1,9% GDP vào năm 2022 do giá hàng hóa giảm và nhu cầu trong nước tăng trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19 được củng cố./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Indonesia: Thanh toán nội tệ sẽ tăng ít nhất 10% trong năm 2022
12:15' - 18/02/2022
Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) kỳ vọng giá trị giao dịch sử dụng khung thanh toán nội tệ (LCS) sẽ tăng ít nhất 10% vào năm 2022 khi ngày càng có nhiều cá nhân và công ty sử dụng phương thức này.
-
Tài chính
Indonesia chi 45,9 tỷ USD cho chương trình phục hồi kinh tế
08:26' - 17/02/2022
Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia, chính phủ nước này đã chi khoảng 45,9 tỷ USD, tương đương 23,6% tổng chi tiêu ngân sách nhà nước năm 2021, cho chương trình phục hồi kinh tế quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
IFC cam kết tài trợ 12 tỷ USD cho Indonesia
15:48' - 16/02/2022
Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) - thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) muốn mở rộng sự hiện diện tại Indonesia với cam kết gia tăng mức tài trợ dài hạn cho khu vực tư nhân của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00'
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.