Indonesia khai thác 370 triệu tấn than từ tháng 1-8/2020
Theo Phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng cục Khoáng sản và than thuộc Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia cho biết sản lượng khai thác than của nước này giai đoạn từ tháng 1-8/2020 đạt 370 triệu tấn, đạt 67,3% so với mục tiêu sản xuất 550 triệu tấn than trong năm nay.
Trong tháng 8/2020, các công ty than đã khai thác 44,19 triệu tấn, tăng 0,44 tấn so với tháng Bảy trước đó. Nếu sản lượng than khai thác ổn định trong bốn tháng tới Indonesia có thể đạt được sản lượng than đề ra trong năm nay, thậm chí vượt so với kế hoạch. Tuy nhiên, giá than tham chiếu trên thị trường giảm từ 52,16 USD/tấn xuống 50,34 USD/tấn. Giá than từ đầu năm đến nay đã giảm hơn 20%. Nhu cầu toàn cầu suy yếu, đặc biệt là từ Ấn Độ và Trung Quốc do việc phong tỏa để kiểm soát việc bùng phát dịch COVID-19. Đồng thời, nhiều quốc gia trong thời gian đại dịch chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn, thân thiện với môi trường. Thị phần năng lượng tái tạo ở các nước phát triển, đặc biệt là châu Âu để phát điện đã tăng lên. Theo báo cáo của Refinitiv, nhập khẩu than của Trung Quốc từ tháng 1-8/2020 là 183,2 triệu tấn, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2019. Ấn Độ là 113,48 triệu tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2019 và Hàn Quốc là 71,01 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2019. Giá than tiếp tục giảm kìm hãm hoạt động tài chính của các công ty khai thác và xuất khẩu, bao gồm cả Indonesia. Theo nhà phân tích tài chính Ghee Peh của IEEFA, ngành công nghiệp than Indonesia đang gặp khó khăn về cơ cấu và tài chính sau khi một số công ty phải nỗ lực vật lộn để kinh doanh hòa vốn. Triển vọng về nhu cầu than trong tương lai vẫn còn mơ hồ. Sự gia tăng liên tục các trường hợp mắc COVID-19 ở các quốc gia khác nhau có nghĩa là cuộc sống bình thường sẽ không xảy ra trong tương lai gần.Mặc dù các hạn chế đã được nới lỏng, điều này không có nghĩa là nền kinh tế sẽ ngay lập tức tăng tốc. Hoạt động kinh tế đang dần phục hồi chắc chắn sẽ khiến nhu cầu năng lượng trải qua điều tương tự.
Với các lĩnh vực thương mại và công nghiệp chưa hoạt động hoàn toàn, nhu cầu điện tự động không nhiều. Do đó, nhu cầu nhiên liệu cho các nhà máy điện, đặc biệt là các nhà máy điện có nguồn gốc từ than đá, dự kiến vẫn chưa thể tăng cao trở lại./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Sản lượng than của Indonesia dự báo tăng 11% vào năm 2021
07:15' - 04/09/2020
Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia (EMR) dự báo sản lượng than năm 2021 sẽ tăng 11% lên mức 609 triệu tấn so với mục tiêu 550 triệu tấn của năm nay.
-
Đời sống
Xóa bếp than tổ ong - việc cần làm ngay ở Thủ đô
09:21' - 14/12/2019
Việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt hàng ngày đã tạo ra chất thải, khí thải độc gây tác hại trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng và cộng đồng dân cư.
-
Kinh tế tổng hợp
Thêm 3.000 tấn than không rõ nguồn gốc bị tạm giữ
22:49' - 13/12/2019
Tổ công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phát hiện và tiến hành kiểm tra một tàu đẩy mang số hiệu NB-6906 cùng 2 sà lan có biểu hiện nghi vấn chở khoảng 3.000 tấn khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý nghiêm hành vi buôn lậu than
21:53' - 02/12/2019
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có Chỉ thị về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo sản lượng điện của các nhà máy điện than giảm kỷ lục năm 2019
06:58' - 26/11/2019
Sản lượng nhiệt điện than trên thế giới dự kiến sẽ giảm mức kỷ lục 3% trong năm nay, chủ yếu tại các nước phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56'
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12'
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15 giờ ngày 3/7
15:09'
Chiều 3/7, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26'
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17'
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm