Indonesia: Mục tiêu khai thác 1 triệu thùng dầu thô/ngày từ năm 2030
Theo Trưởng Nhóm đặc trách các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí (SKKMigas), ông Dwi Sutjipto, mục tiêu trên là có thể đạt được do Indonesia vẫn còn nhiều tiềm năng dầu khí chưa được khai thác.
Theo đó, quốc gia này sở hữu 128 khu vực có trữ lượng dầu khí, trong đó 54 khu vực đã được đưa vào khai thác và 74 khu vực vẫn đang chờ đầu tư.
Trữ lượng đã được chứng minh của 54 khu vực trên là 3,8 tỷ thùng, trong khi các khu vực còn lại có trữ lượng ước tính lên tới 7,4 tỷ thùng.
Tuy nhiên, theo ông Dwi, dù có tiềm năng lớn, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Indonesia vẫn đối mặt với nhiều thách thức, một trong số đó là nhu cầu vốn đầu tư lớn trong khi thời gian đầu tư khá dài, đôi khi mất tới 10 năm.Một thách thức khác xuất phát từ chiến lược xây dựng môi trường kinh doanh tốt của Chính phủ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu khốc liệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo đó, Chính phủ cần phải bắt đầu loại bỏ các quy định chồng chéo ở cấp địa phương và trung ương.
Năm ngoái, Moody’s Investors Service cho rằng, tính đến năm 2025, Indonesia sẽ cần đầu tư hơn 150 tỷ USD cho các dự án dầu khí để ngăn chặn đà sụt giảm sản lượng, phát triển hạ tầng nhập khẩu khí đốt, tăng công suất lọc dầu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu trong nước ngày càng gia tăng. Bà Rachel Chua, Trợ lý Phó Chủ tịch đồng thời là chuyên gia phân tích của Moody’s, dự báo rằng khoảng 80% trong số tiền trên, tương đương 120 tỷ USD, cần được dành cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, 30 tỷ USD còn lại dành cho các dự án chế biến, kinh doanh và phân phối sản phẩm.Nếu không tăng đầu tư, tổng sản lượng dầu khí của Indonesia sẽ giảm gần 20% vào năm 2022 so với sản lượng của năm 2017.
Trong bốn năm qua, vốn đầu tư cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Indonesia đã giảm một nửa khi các công ty trì hoãn triển khai các dự án mới trong bối cảnh giá dầu sụt giảm mạnh.Dự báo sau năm 2022, quốc gia này sẽ phải nhập khẩu khí đốt ròng do nhu cầu trong nước gia tăng trong khi các dự án bị đình trệ.
Sản lượng khai thác dầu khí của Indonesia đạt mức kỷ lục khoảng 1,6 triệu thùng/ngày vào giữa năm 1990.Tuy nhiên, khi bắt đầu cải cách những năm 2000, sản lượng dầu của Indonesia rơi vào tình trạng suy giảm do quản lý yếu kém của chính phủ, kết hợp những yếu tố khách quan dẫn đến việc giảm đầu tư và khai thác trong ngành công nghiệp dầu mỏ.
Năm 2019, quốc gia này đặt mục tiêu đạt sản lượng 784.520 thùng/ngày, tăng nhẹ so với mức 778.330 thùng/ngày trong năm 2018./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2019
18:25' - 04/10/2019
Ngày 3/10, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, xuất khẩu dầu thô của nước này tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2019, song xuất khẩu dầu sang Trung Quốc đã giảm đáng kể.
-
Hàng hoá
Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh đẩy giá dầu đi lên
18:08' - 28/08/2019
Trong phiên giao dịch chiều 28/8, giá dầu châu Á tăng sau khi báo cáo của Viện Dầu mỏ Mỹ cho biết dự trữ dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm mạnh hơn dự kiến.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước vùng Vịnh vẫn duy trì sản lượng dầu thô trong mức mục tiêu OPEC
16:17' - 21/06/2019
Các nước sản xuất dầu vùng Vịnh thuộc OPEC sẽ duy trì sản lượng dầu thô tháng Bảy trong mức mục tiêu của OPEC, bất chấp thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC và các đồng minh, hay OPEC+.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53'
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03'
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02'
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24'
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.