Indonesia nỗ lực thoát khỏi suy thoái kinh tế
Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á dường như đã vượt qua “điều tồi tệ nhất”.
Kỳ vọng kinh tế chạm đáy và bật tăng trở lại
Ngày 5/11, người đứng đầu Cơ quan thống kê Indonesia (BPS), ông Kecuk Suhariyanto, cho hay trong quý III vừa qua, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã giảm gần 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cải thiện đáng kể so với mức giảm 5,32% trong quý II và cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi.
Phát biểu họp báo trực tuyến, ông Suhariyanto nhấn mạnh: “Mặc dù nền kinh tế đã bị thu hẹp 3,49%, song mức giảm không còn sâu như quý trước. Điều này có nghĩa là kinh tế đã có sự cải thiện”, đồng thời cho biết thêm rằng GDP quý III/2020 đã tăng 5% so với quý trước đó.
Suy thoái - theo định nghĩa là GDP giảm hai quý liên tiếp - diễn ra trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á này đang phải vật lộn để kiềm chế đại dịch.
Indonesia hiện đứng đầu ASEAN cả về số ca nhiễm và số ca tử vong, tiếp theo là Philippines - quốc gia đã tuyên bố suy thoái vào đầu năm nay.
Theo số liệu của Bộ Y tế, số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận tại Indonesia đã tăng thêm 4.065 ca vào ngày 5/11, nâng tổng số ca trên toàn quốc lên 425.796 ca.
Ông Suhariyanto cho biết, tiêu dùng hộ gia đình - chiếm khoảng 57% GDP của Indonesia - giảm 4% trong quý III/2020 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó lĩnh vực đầu tư - đóng góp khoảng 30% GDP - giảm gần 6,5%.
Theo các nhà phân tích, sự sụt giảm trong quý III/2020 phần lớn là do các hạn chế xã hội được chính quyền áp đặt nhằm ngăn chặn đại dịch, khiến nhu cầu và các hoạt động kinh doanh sụt giảm, cũng như hàng triệu người bị mất việc làm.
Ông Piter Abdullah - Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm cải cách kinh tế Indonesia (CORE) - cho rằng các lệnh phong tỏa nhằm hạn chế đại dịch COVID-19 lây lan là nguyên nhân dẫn đến suy thoái.
Trả lời phỏng vấn hãng tin khu vực BenarNews, ông Piter khẳng định: “Chúng ta đang chứng kiến tác động của suy thoái kinh tế, bao gồm việc sa thải lao động, sụt giảm thu nhập của người dân, từ đó dẫn đến giảm nhu cầu”.
Hồi tháng Sáu, Indonesia đã dần mở cửa trở lại nền kinh tế và sinh hoạt của người dân sau ba tháng phong tỏa một phần đất nước.
Tuy nhiên, trong tháng Chín, Chính phủ đã tái áp đặt các hạn chế tại thủ đô Jakarta sau khi số ca lây nhiễm COVID-19 gia tăng đột biến với nhiều ổ dịch mới được phát hiện tại các công sở, chợ và địa điểm thờ tự.
Kinh tế Indonesia rơi vào suy thoái trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực cũng gặp khó khăn tương tự.
Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định rằng các nền kinh tế Đông Á và khu vực Thái Bình Dương dự kiến sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 0,9% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1967.
Theo WB, các quốc gia này đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng nhân ba do tác động của đại dịch, kết hợp với những xáo trộn kinh tế từ các biện pháp ngăn chặn dịch, và tác động khu vực từ suy thoái toàn cầu.
WB cho rằng du lịch và thương mại - vốn là trụ cột kinh tế của nhiều quốc gia Đông Nam Á - cũng bị ảnh hưởng bởi “cú sốc ba” này và hậu quả của đại dịch có thể khiến tăng trưởng khu vực giảm 1 điểm phần trăm mỗi năm trong một thập kỷ tới.
Hãng tin Reuters cho hay Thái Lan đã chính thức rơi vào suy thoái ngay từ đầu tháng Năm trong bối cảnh đại dịch tấn công ngành du lịch và các hoạt động trong nước.
Tiếp đó vào tháng Tám, Philippines cũng rơi vào suy thoái sau khi GDP giảm 16,5% trong quý II/2020 – mức giảm trong quý tồi tệ nhất trong ít nhất 39 năm qua.
Cũng trong tháng Tám, kinh tế Malaysia rơi vào suy thoái khi GDP quý II/2020 giảm 16,5% so với quý trước theo công ty phân tích thị trường S&P Global. Mức giảm này sâu hơn nhiều so với mức giảm 2% trong quý I/2020.
Kinh tế hướng tới vùng tích cực
BPS cho hay trong quý III vừa qua, chi tiêu của Chính phủ đã tăng 9,76% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi giảm 6,9% trong quý II/2020.
Theo ông Suhariyanto, chi tiêu của Chính phủ gia tăng đột biến trong quý III/2020 là kết quả của việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói kích thích kinh tế trị giá 48 tỷ USD được công bố vào tháng Sáu.
Cố vấn kinh tế Edy Priyono thuộc Văn phòng Phủ Tổng thống cho biết, Chính phủ có kế hoạch tiếp tục tăng chi tiêu nhằm thúc đẩy tăng trưởng. “Trong bối cảnh nền kinh tế bị trì trệ, chi tiêu của Chính phủ trở thành trụ cột của nền kinh tế,” ông Edy nhấn mạnh.
Chính phủ Indonesia bày tỏ lạc quan về triển vọng của nền kinh tế. Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến hôm 5/11, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati nhận định rằng nền kinh tế Indonesia “đang tiến tới vùng tích cực và điều tồi tệ nhất đã qua”, đồng thời cho biết Chính phủ sẽ tập trung phục hồi lĩnh vực sản xuất và thương mại.
Bà Sri Mulyani khẳng định: “Hiệu suất của hai lĩnh vực này phụ thuộc vào việc xử lý COVID-19. Do đó, các nỗ lực của Chính phủ nhằm ngăn chặn COVID-19 cùng với sự hỗ trợ của tất cả các bên sẽ quyết định rất lớn đến sự phục hồi trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau”.
Cải thiện môi trường kinh doanh để hỗ trợ thị trường việc làm
Trong lĩnh vực việc làm, tỷ lệ thất nghiệp đã vượt 7% trong tháng Tám, mức cao nhất kể từ năm 2011.
Theo BPS, tính đến hết tháng Tám vừa qua, đã có 2,6 triệu người bị mất việc làm, nâng tổng số người thất nghiệp lên mức 9,77 triệu người. Ngoài ra, khoảng 24 triệu người khác bị cắt giảm giờ làm việc.
Đầu tháng Mười, Quốc hội Indonesia đã thông qua Luật Omnibus (đạo luật gồm nhiều nội dung) về tạo việc làm nhằm tăng cường thu hút đầu tư và giảm tệ quan liêu, bất chấp sự phản đối của các nhà hoạt động và các nhóm bảo vệ quyền lao động rằng luật này sẽ cắt giảm quyền của người lao động.
Nhà kinh tế Bhima Yudhistira Adhinegara thuộc Viện phát triển kinh tế và tài chính (INDEF) cho rằng suy thoái kinh tế có thể còn khiến nhiều người mất việc hơn nữa trong bối cảnh khi các công ty đang phải đối mặt với viễn cảnh đóng cửa.
Trao đổi với BenarNews, ông Bhima nói: “Với tình trạng sa thải vẫn đang diễn ra, số lượng người thất nghiệp và người nghèo sẽ tiếp tục gia tăng. Xung đột xã hội cũng có thể gia tăng do bất bình đẳng ngày càng nới rộng. Ngay cả khi các công ty tiến hành tuyển dụng lao động, họ cũng sẽ ưu tiên các nhân viên có kinh nghiệm”.
Tháng trước, Bộ trưởng Nhân lực Ida Fauziyah cho biết, Chính phủ sẽ cố gắng hạn chế tỷ lệ thất nghiệp dưới 10%.
Trao đổi với truyền thông, bà Ida khẳng định: “Chúng tôi muốn môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện để nền kinh tế có thể phát triển mạnh trở lại, từ đó tạo điều kiện hấp thụ lực lượng lao động”.
Hôm 4/11, Bộ Tài chính cho hay mới chỉ khoảng 52% trong số 48 tỷ USD thuộc quỹ kích thích kinh tế đối phó với tác động của dịch COVID-19 của Chính phủ đã được giải ngân.
Theo ông Bhima, Chính phủ sẽ phải điều chỉnh các chương trình kích thích nhằm ưu tiên các mạng lưới an sinh xã hội.
Theo đó, bảo trợ xã hội cần được tăng cường và mở rộng đối với những người nghèo và tầng lớp trung lưu dễ bị tổn thương. Mức phân bổ ngân sách hiện nay cho phúc lợi xã hội vẫn còn tương đối nhỏ, chưa được 3% GDP.
Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Perry Warjiyo cho biết, cơ quan này còn dư địa để hành động sau khi cắt giảm 1 điểm phần trăm lãi suất cơ bản từ đầu năm nay và mua vào hơn 30 tỷ USD trái phiếu chính phủ. Lần xem xét chính sách tiền tệ tiếp theo của BI được dự kiến vào ngày 18-19/11 tới./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Indonesia lên kế hoạch sáp nhập 9 công ty hàng không và du lịch
07:17' - 04/11/2020
Chính phủ Indonesia đã lên kế hoạch sáp nhập 9 công ty nhà nước, trong đó có hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia, hãng hàng không giá rẻ Citilink và các công ty điều hành du lịch lớn.
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia sa thải 700 lao động
08:06' - 30/10/2020
Hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia sẽ chấm dứt hợp đồng của ít nhất 700 nhân viên từ ngày 1/11/2020 do gặp khó khăn với nhu cầu đi lại thấp trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia: Cách tiếp cận nào để hỗ trợ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong đại dịch?
05:30' - 29/10/2020
Phụ nữ nghèo làm việc trong khu vực phi chính thức chủ yếu là lao động tự do. Vì vậy, những phụ nữ này có nguy cơ bị mất nguồn thu nhập trong đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Hàn Quốc tăng thấp hơn mục tiêu 2% trong ba tháng liên tiếp
08:28'
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc - thước đo chính của lạm phát trong tháng 11/2024 đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK).
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn ác mộng" của dân công nghệ
08:06'
Tỷ lệ tuyển dụng trong ngành công nghệ tại Mỹ đã giảm giảm 27% do chính sách tuyển dụng “quá tay” của các công ty công nghệ trong giai đoạn hậu đại dịch và sự phát triển thần tốc của trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo hệ lụy nếu Mỹ buộc các nước sử dụng đồng USD
22:06' - 02/12/2024
Ngày 2/12, Điện Kremlin cảnh báo bất kỳ sức ép nào của Mỹ nhằm buộc các quốc gia sử dụng đồng USD sẽ phản tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẵn sàng hỗ trợ cho chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua trụ cột kinh tế ASEAN
21:56' - 02/12/2024
Trong năm giữ vị trí Chủ tịch ASEAN 2025 Malaysia sẽ định vị khu vực và đất nước mình là trung tâm năng động cho đầu tư, thương mại và công nghiệp, đặc biệt là trong việc giúp chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
20:25' - 02/12/2024
Trong chuyến thăm Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ yết kiến Nhà Vua; hội đàm với Chủ tịch Thượng viện, gặp với Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng
16:51' - 02/12/2024
Sáng 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg Economics: Thị trường việc làm của Mỹ có thể phục hồi
16:18' - 02/12/2024
Số việc làm tại Mỹ có thể gia tăng trong tháng 11/2024, sau khi các cơn bão lớn và cuộc đình công kéo dài ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục hạn chế xuất khẩu với chip Trung Quốc
15:09' - 02/12/2024
Mỹ có kế hoạch áp lệnh trừng phạt lớn thứ ba đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, hạn chế xuất khẩu cho 140 công ty, trong đó có Naura Technology Group, Piotech và SiCarrier Technology.
-
Kinh tế Thế giới
Dự đoán của Bloomberg về kịch bản thuế quan của ông Trump
15:09' - 02/12/2024
Trong kịch bản của mình, Bloomberg Economics dự đoán sẽ có ba đợt tăng thuế quan, bắt đầu từ mùa Hè năm 2025.