Indonesia lên kế hoạch sáp nhập 9 công ty hàng không và du lịch
Kế hoạch trên được kỳ vọng sẽ cho phép các công ty cắt giảm các chi phí không cần thiết và triển khai các sáng kiến chung như tung các gói giảm giá du lịch, đồng thời tạo thuận lợi cho nhà nước bơm vốn vào Garuda vốn đã rơi vào tình trạng báo động đỏ trong nửa đầu năm nay.
Ý tưởng trên đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Joko Widodo. Ngoài hai hãng hàng không, tập đoàn mới sẽ giám sát hai nhà điều hành sân bay Angkasa Pura I và Angkasa Pura II; chuỗi khách sạn Hotel Indonesia Natour; ba công ty điều hành khu du lịch Borobudur, Mandalika và Labuan Bajo; và hệ thống cửa hàng bách hóa Sarinah. Mục tiêu của việc hợp nhất là tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa các doanh nghiệp nhà nước. Với việc hợp nhất các hãng hàng không, sân bay và công ty du lịch, tập đoàn mới sẽ loại bỏ các rào cản ngành dọc và cung cấp các gói du lịch rẻ hơn cho du khách.Quy mô của tập đoàn mới cũng sẽ tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm các nguồn tài chính từ các ngân hàng. Việc hợp nhất các bộ phận hành chính cũng được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.
Du lịch và hàng không đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Indonesia và Tổng thống Widodo đã từ lâu muốn sáp nhập các công ty nhà nước hoạt động trong hai lĩnh vực này.Tại một cuộc họp nội các về đại dịch COVID-19 hồi đầu tháng Tám vừa qua, nhà lãnh đạo này cho rằng các khó khăn trong ngành du lịch tạo cơ hội tốt để bắt đầu sáp nhập và chuyển đổi ngành du lịch và hàng không.
Nhiều nhà quan sát cho rằng mục đích thực sự của việc thành lập tập đoàn mới này là nhằm thay đổi bộ máy lãnh đạo của Garuda.Trong nửa đầu năm nay, hãng hàng không quốc gia này đã ghi nhận khoản lỗ ròng kỷ lục lên tới 723,26 triệu USD.
Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch cung cấp 8.500 tỷ rupiah (578,7 triệu USD) hỗ trợ tài chính cho Garuda, song nhiều nhà quan sát phản đối việc rót tiền trực tiếp vì hiện nhà nước chỉ nắm giữ 60% cổ phần.
Nếu Garuda hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà nước, gói cứu trợ này sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, Garuda hiện còn nợ các công ty quản lý sân bay 76 triệu USD. Do vậy, việc sáp nhập Garuda sẽ giúp hãng hàng không này tái cơ cấu nợ đơn giản hơn.
Indonesia có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có Bali - một trong những khu nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới.Ngành du lịch đóng góp khoảng 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2019. Trong quý II vừa qua, GDP của Indonesia đã giảm 5,32% so với cùng kỳ năm ngoái – quý sụt giảm đầu tiên kể từ năm 1999.
Tổng thống Widodo hy vọng du lịch sẽ đóng vai trò là "chất xúc tác" cho quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch. Tuy nhiên, hiện ngành công nghiệp này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.Từ tháng 1-8 năm nay, lượng khách du lịch quốc tế đến Indonesia chỉ còn 3,41 triệu lượt, giảm tới 68% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà phân tích cho rằng dù có tái cơ cấu các công ty quốc doanh của Indonesia cũng khó có khả năng phục hồi một khi đại dịch chưa được kiểm soát./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Ngành hàng không Indonesia "liêu xiêu" vì dịch COVID-19
15:54' - 06/03/2020
Ngành hàng không Indonesia đã và đang chịu các tác động nặng nề từ sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17'
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.