Indonesia tìm cách giải ngân 37 tỷ USD cho các gói kích thích
Ngày 10/8, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani cho biết Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục các chương trình hiện có như rót vốn vào các ngân hàng, miễn giảm giá điện và thúc đẩy chương trình “Niềm Hy vọng Gia đình”, cũng như triển khai các chương trình mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sức mua của người dân.
Với tổng trị giá 126,2 nghìn tỷ rupiah, các chương trình kích thích mới được đề xuất sẽ được tài trợ từ các nguồn dự trữ và tái phân bổ ngân sách từ gói kích thích ứng phó với dịch COVID-19 của chính phủ có tổng trị giá 695,2 nghìn tỷ rupiah. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Sri Mulyani cho hay chính phủ sẽ điều chỉnh các chương trình kích thích nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chúng và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, đồng thời đơn giản hóa các quy trình hành chính. Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến ngày 6/8, tức 5 tháng sau khi dịch bệnh bùng phát tại Indonesia, chính phủ nước này mới chỉ giải ngân được 151.250 tỷ rupiah trong tổng ngân sách kích cầu 695,2 nghìn tỷ rupiah. Bà Sri Mulyani cho rằng tiến độ giải ngân chậm phần lớn là do bộ máy hành chính quan liêu phức tạp và thiếu dữ liệu về công dân. Kinh tế Indonesia đã giảm 5,32% trong quý II/2020, ghi dấu quý giảm đầu tiên trong hai thập kỷ qua, trong bối cảnh tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đều suy giảm do các hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB).Chi tiêu của chính phủ - vốn được xem là “mỏ neo” của nền kinh tế và giúp thúc đẩy sức mua của người dân trong bối cảnh hoạt động của khu vực tư nhân đang hạ nhiệt - giảm tới 6,9% trong giai đoạn này.
Bộ trưởng Sri Mulyani cho biết một số chương trình kích thích đã được công bố trước đây có thể sẽ không giải ngân hết trong năm nay và số tiền còn lại có thể được tái phân bổ cho các chương trình mới hoặc kết chuyển sang năm tới. Cũng theo bà Sri Mulyani, chính phủ đang xem xét phân bổ 23.300 tỷ rupiah cho các chương trình như cấp ưu đãi tiền mặt cho các nhân viên y tế cho đến cuối năm nay, cũng như thúc đẩy mua sắm trang thiết bị y tế.Chính phủ cũng sẽ giải ngân 2,4 triệu rupiah cho khoảng 12 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), đồng thời chi lương thứ 13 cho công chức và người về hưu với tổng số tiền 28.800 tỷ rupiah (gần 2 tỷ USD) bắt đầu từ tuần này.
Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng sẽ rót vốn cho các doanh nghiệp nhà nước (SOE) trong tháng này nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Bên cạnh đó, chính phủ cũng sẽ trợ cấp cho 15,7 triệu lao động có mức lương hàng tháng dưới 5 triệu rupiah nhằm thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, theo đó mỗi người sẽ được nhận 600.000 rupiah mỗi tháng trong vòng 4 tháng. Theo ông Piter Abdullah, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Cải cách Kinh tế Indonesia (CORE), chìa khóa để phục hồi kinh tế là xử lý đại dịch, đồng thời thúc đẩy chi tiêu của chính phủ./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Indonesia bắt đầu mua trái phiếu chính phủ
15:12' - 10/08/2020
Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) sẽ mua 82.100 tỷ rupiah (5,66 tỷ USD) trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 5-8 năm và lãi suất cố định 3,8%/năm thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ vào ngày 10/8.
-
Ngân hàng
Indonesia: Tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục do COVID-19
14:40' - 05/08/2020
Theo Cơ quan dịch vụ tài chính Indonesia (FSA), tăng trưởng tín dụng của nước này chỉ đạt 1,49% trong tháng Sáu, thấp hơn nhiều so với mức 3,04% trong tháng trước đó do tác động của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Công bố cáo bạch “Đề xuất thí điểm token hóa ETF” tại Việt Nam
21:03' - 18/07/2025
Việc token hóa tài sản là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu một tài sản vật chất hoặc kỹ thuật số thành token kỹ thuật số trên blockchain.
-
Tài chính
Việt Nam đẩy mạnh cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới nâng hạng quốc tế
18:27' - 17/07/2025
Tại buổi làm việc với FTSE Russell, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định Việt Nam quyết tâm cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới mục tiêu nâng hạng và hội nhập quốc tế.
-
Tài chính
“Siêu” ngân sách 2.000 tỷ euro của EU vấp phải phản ứng trái chiều
12:13' - 17/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) vừa đề xuất một kế hoạch ngân sách dài hạn trị giá 2.000 tỷ euro, tập trung vào việc đối phó với sự cạnh tranh từ nước ngoài.
-
Tài chính
Thu nhập tăng, chi tiêu Hè của người Nhật Bản vọt lên mức kỷ lục
08:30' - 17/07/2025
Người dân Nhật Bản dự kiến chi trung bình hơn 100.000 yen (khoảng 670 USD) cho kỳ nghỉ Hè năm 2025.
-
Tài chính
Mỹ: Dữ liệu lạm phát tháng 6/2025 củng cố khả năng Fed duy trì lập trường thận trọng
15:27' - 16/07/2025
Chỉ số CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) tăng 0,2% so với tháng trước. Mức tăng này thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế, nhưng cao hơn mức tăng 0,1% của tháng 5/2025.
-
Tài chính
Dự án nghìn tỷ đổ về Phú Thọ
16:12' - 15/07/2025
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư vào tỉnh; trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn.
-
Tài chính
Sacombank đồng loạt miễn phí các giao dịch trong hệ thống
15:50' - 15/07/2025
Sacombank đã chính thức áp dụng chính sách miễn phí hoàn toàn cho tất cả giao dịch trong hệ thống ngân hàng, bao gồm cả giao dịch bằng tiền đồng và ngoại tệ.
-
Tài chính
Không yêu cầu nộp căn cước, giấy phép kinh doanh khi cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền 2 cấp
20:02' - 14/07/2025
Cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp căn cước công dân hay giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế để cập nhật theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Tài chính
Các quỹ đầu tư quốc gia xoay trục chiến lược trong thời kỳ bất định
15:25' - 14/07/2025
Các quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới đang chuyển hướng sang quản lý quỹ chủ động và đầu tư vào Trung Quốc, trong khi các ngân hàng trung ương đang đa dạng hóa dự trữ để ứng phó với biến động.