Internet - Hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số của Việt Nam
Sáng 16/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức Ngày Internet Việt Nam lần thứ 9, Internet Day 2020, với chủ đề "Hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số của Việt Nam" (Digital Transformation in Vietnam: from Aspiration to Reality).
Tại Việt Nam, năm 2020 là năm khởi động mạnh mẽ chuyển đổi số để tiến tới một Việt Nam số. Sự kiện nhằm chia sẻ đa chiều, hữu ích và cởi mở hướng đến một cái nhìn toàn diện, chân thực về chuyển đổi số; nhận diện những thách thức, đề xuất những giải pháp và sáng kiến đổi mới, sáng tạo nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Năm khởi động chuyển đổi số quốc gia
Tại hội thảo, Thứ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông- Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia. Công nghệ số phát triển cho phép chúng ta đưa toàn bộ hoạt động của mình lên không gian mạng thay vì chỉ đơn giản là số hóa tài liệu, số hóa quy trình như trước đây. Cuộc dịch chuyển này sẽ diễn ra với tốc độ nhanh, tạo ra tác động lớn hơn bao giờ hết trên cả 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Theo Thứ Trương Nguyễn Huy Dũng, muốn hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước, Việt Nam phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ, thực hiện công cuộc chuyển đổi số nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa, rộng hơn nữa.
Để làm được việc này, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cần mở rộng hơn nữa khả năng tiếp cận Internet theo tinh thần Internet cho tất cả mọi người, hướng tới phổ cập Internet toàn dân.
Thực hiện mục tiêu của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia: mỗi người dân có một điện thoại thông minh; mỗi hộ gia đình có một đường internet cáp quang tốc độ cao.
Đồng thời phát triển hạ tầng số quốc gia đáp ứng các yêu cầu mới về bùng nổ thiết bị thông minh IoT và giao tiếp máy - máy. Chuyển đổi hoàn toàn Internet Việt Nam sang không gian địa chỉ IPv6. Đưa Việt Nam trở thành điểm trung chuyển, thành Hub Internet của khu vực.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ phát triển hệ sinh thái các nền tảng số, mở rộng không gian mạng quốc gia và phạm vi hoạt động của các nền tảng số Make in Viet Nam. Ngoài ra, đảm bảo an toàn thông tin, làm chủ hạ tầng số, không gian mạng và bảo vệ chủ quyền số quốc gia cũng là những nhiệm vụ được ưu tiên, chú trọng.
Việt Nam điểm sáng trong lĩnh vực ICT
Ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam nhấn mạnh, năm 2020 được coi là là năm Chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ chuyển đổi số để tiến tới một Việt Nam số. Vào ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Quyết định nêu rõ, nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số là chuyển đổi nhận thức; kiến tạo thể chế; phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng số; tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Với chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng phê duyệt, Việt Nam là một trong những nước tiên phong trên thế giới và đi đầu ở Đông Nam Á có một chương trình chuyên đề về chuyển đổi số. Đối với mỗi tổ chức, đây cũng được xem là thời điểm "vàng" cho chuyển đổi số và cần phải hành động ngay.
Chia sẻ thêm thông tin về sự phát triển của kinh tế số Việt Nam ông Nguyễn Trọng Đường-Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 45.500 doanh nghiệp ICT.
Tổng doanh thu của các doanh nghiệp này ước tính khoảng 126 tỷ USD; trong đó, bao gồm cả đóng góp các doanh nghiệp FDI.
Theo ông Nguyễn Trọng Đường, trong nửa cuối năm 2020, đã có nhiều báo cáo chi tiết của các tổ chức quốc tế về xã hội số, chính phủ số, kinh tế số.Báo cáo EGDI của Liên hợp quốc cho thấy, về Chỉ số phát triển chính phủ điện tử, Việt Nam hiện xếp thứ 86, tăng 2 bậc và có điểm số cao hơn mức trung bình của Châu Á và Thế giới.
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện xếp thứ 6 về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, sau Philippines, Brunei, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Theo báo cáo này năm qua Việt Nam đã tăng 31 bậc, đứng thứ 69 thế giới. Với chỉ số xếp hạng nguồn nhân lực, Việt Nam tăng 3 bậc và xếp hạng 117. Ở chỉ số dịch vụ trực tuyến, Việt Nam bị tụt 22 bậc trên bảng xếp hạng.
Về kết quả này, ông Nguyễn Trọng Đường cho rằng, số liệu của Liên hợp quốc hiện chỉ mới cập nhật tới tháng 9/2019. Kết quả cũng như những nỗ lực chuyển đổi số của Việt Nam từ cuối năm 2019 đến nay hiện vẫn chưa được ghi nhận và phải chờ đến lần đánh giá sau.
"Tỷ trọng xuất khẩu công nghệ thông tin và truyền thông hiện chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu quốc gia. Xuất khẩu ICT Việt Nam hiện chiếm 3% tỷ trọng xuất khẩu ICT toàn cầu. Đây là những điểm sáng trong lĩnh vực ICT của Việt Nam"- ông Nguyễn Trọng Đường nói./.>>> VNPT Cloud đạt Chứng nhận nền tảng điện toán đám mây an toàn
Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Chuyển đổi số cho lĩnh vực logistics: Bài toán "Tối ưu tài nguyên, kết nối cung cầu"
21:07' - 15/12/2020
Ngành Logistics vốn được coi là xương sống của nền kinh tế, đồng hành với tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, phân phối, lưu thông cho đến tiêu thụ.
-
Xe & Công nghệ
Chuyển đổi số - "thang thuốc" cho tương lai nông nghiệp Việt Nam
19:38' - 15/12/2020
Câu chuyện chuyển đổi số được nhắc đến không chỉ như một xu thế ngắn hạn mà là một hành trình xuyên suốt liền mạch để thay đổi bộ mặt nông nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng
19:34' - 18/11/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa có các quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tư lệnh Quân khu 7 và Chính ủy Quân Khu 9.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Trung Quốc ra mắt bộ nhớ bán dẫn nhanh nhất thế giới
19:07' - 17/04/2025
Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc vừa chế tạo thành công một thiết bị bộ nhớ flash mang tính đột phá mang tên PoX, có khả năng lưu trữ dữ liệu với tốc độ 1 bit trong 400 pico giây.
-
Công nghệ
TikTok thử nghiệm tính năng mới Footnotes
16:32' - 17/04/2025
Ngày 16/4, TikTok thông báo đang thử nghiệm tính năng mới, mang tên Footnotes, cho phép người dùng cung cấp thêm thông tin cho các video dễ gây hiểu nhầm.
-
Công nghệ
Google khắc phục lỗ hổng bảo mật ở Chrome
13:30' - 17/04/2025
Tập đoàn công nghệ Google vừa khắc phục một lỗ hổng bảo mật trên trình duyệt web Chrome.
-
Công nghệ
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
07:30' - 17/04/2025
Ngành Y tế Vĩnh Phúc đang tiếp tục triển khai hoàn thành bệnh án điện tử tại 2 Trung tâm Y tế tuyến huyện là Trung tâm Y tế huyện Tam Dương và Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường.
-
Công nghệ
Bình Thuận: Phát huy sức trẻ tạo sự lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”
13:30' - 16/04/2025
Theo Tỉnh Đoàn Bình Thuận, đến nay, tỉnh đã duy trì và triển khai hơn 110 đội hình thanh niên tình nguyện “Bình dân học vụ số” do thanh niên làm nòng cốt.
-
Công nghệ
Microsoft: Sự trở lại được kỳ vọng
07:30' - 16/04/2025
Là một trong những tính năng AI cốt lõi của Microsoft dành cho PC Copilot+, Recall chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý từ cả người dùng và giới chuyên gia bảo mật.
-
Công nghệ
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
18:58' - 15/04/2025
Sự kiện là nơi kết nối cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp công nghệ và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong nước và quốc tế, tạo không gian trao đổi về xu hướng đầu tư công nghệ.
-
Công nghệ
Deepfake "phủ bóng đen" lên cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc
15:11' - 15/04/2025
Giới chuyên gia Hàn Quốc cảnh báo các video sử dụng công nghệ deepfake nhắm vào các ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 6 tới đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.
-
Công nghệ
Tính năng mới hấp dẫn người mê nhạc của YouTube
13:30' - 15/04/2025
Khoảng một năm sau khi bắt đầu thử nghiệm tính năng Dream Tracks cho phép tạo nhạc bằng AI, YouTube tiếp tục ra mắt tính năng hoàn toàn mới mang tên Music Assistant.