Italy sẵn sàng ngừng thanh toán cho khí đốt Nga
Theo hãng tin Bloomberg, Italy sẽ từ chối tuân thủ các điều khoản thanh toán khí đốt mới do Nga yêu cầu nếu Liên minh châu Âu (EU) kết luận rằng việc trả tiền mua khí đốt Nga bằng đồng ruble sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt liên quan đến tình hình xung đột ở Ukraine.
Chính phủ Italy đang chờ Brussels hoàn thiện phân tích pháp lý trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào.
Nga cảnh báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho những người mua không tuân thủ sắc lệnh, liên quan đến việc tập đoàn Gazprom (Nga) nhận thanh toán bằng đồng ruble.Việc mất nguồn cung cấp năng lượng đó sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với EU, liên minh đang nhập khẩu tới 40% khí đốt từ Nga.
Người phát ngôn của Chính phủ Italy cho biết họ hoan nghênh công việc đang được tiến hành của Ủy ban châu Âu (EC) về vấn đề này, nhưng không nêu chi tiết vì đánh giá trên mới chỉ là sơ bộ. Ngày 31/3, Tổng thống Putin đã ban hành một sắc lệnh quy định rằng những khách hàng mua khí đốt "không thân thiện" của họ phải mở hai tài khoản, một tài khoản bằng ngoại tệ và một tài khoản bằng đồng ruble, tại ngân hàng Gazprombank.Ngân hàng Nga sẽ chuyển các khoản thanh toán bằng ngoại tệ thành đồng ruble trước khi chuyển khoản thanh toán cho tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom.
Một phân tích sơ bộ của các luật sư EC, cơ quan điều hành của EU, cho thấy rằng các khoản thanh toán sử dụng hệ thống này sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt của khối.Một nguồn tin cho biết các luật sư của Hội đồng châu Âu, tổ chức gồm các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên, đã đồng ý với đánh giá của EC.
Tuần trước, Chính phủ Hà Lan đã yêu cầu các công ty năng lượng tại Hà Lan từ chối các điều khoản thanh toán mới của Nga, khi dẫn ra đánh giá của EU.Các quốc gia thành viên EU bao gồm cả Italy đang tiếp tục xem xét và Moskva vẫn có thể đưa ra lời giải thích rõ ràng hoặc điều chỉnh các điều khoản.
EU đang chạy đua để tìm các nguồn năng lượng thay thế khi tìm cách trở nên bớt phụ thuộc vào Nga. Trong cuộc hội đàm trực tuyến ngày 19/4 cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg và Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng các nhà lãnh đạo của Ba Lan, Nhật Bản, Thủ tướng Italy Mario Draghi đã thúc giục các nhà lãnh đạo đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa nhập khẩu khí đốt từ Nga. Ngoài ra, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio, Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Roberto Cingolani và ông Claudio Descalzi, giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng ENI sẽ đến Angola và Cộng hòa Congo trong các ngày 20-21/4, khi Thủ tướng Draghi muốn bổ sung hai nước này vào danh sách các nhà cung cấp khí đốt thay thế Nga. Phát biểu với nhật báo Corriere della Sera, Thủ tướng Draghi nói: "Chúng tôi không muốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga nữa.Việc đa dạng hóa là có thể và được thực hiện trong khoảng thời gian tương đối ngắn - nhanh hơn chúng tôi tưởng tượng chỉ một tháng trước”.
Italy dự kiến đạt được các thỏa thuận năng lượng mới với Cộng hòa Congo và Angola, có thể mang lại cho nước này thêm 5 tỷ m3 và 1,5 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm.Cùng với lượng khí đốt nhập khẩu thêm từ Algeria, Italy sẽ thay thế được hơn một nửa lượng mà họ nhập khẩu từ Nga, sớm nhất là vào đầu năm 2023./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Italy hướng tới châu Phi tìm kiếm các nguồn cung khí đốt thay thế Nga
15:12' - 20/04/2022
Các bộ trưởng của Italy sẽ lên đường tới các quốc gia Trung Phi vào ngày 20/4 nhằm tìm kiếm các thỏa thuận năng lượng mới, trong lúc nước này mong muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Đức chi hơn 3 tỷ USD để giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga
12:54' - 16/04/2022
Bộ Tài chính Đức ngày 15/4 cho biết nước này đã chi gần 3 tỷ euro (3,2 tỷ USD) để thuê các trạm nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nổi ở ngoài khơi, nhằm giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44'
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
Bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025 của tập đoàn TH
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.
-
Thị trường
Ấn tượng về thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế PLMA 2024
21:51' - 20/11/2024
Từ ngày 17-19/11, tại Trung tâm Triển lãm Rosemont, ở thành phố Chicago (Mỹ), khu gian hàng quốc gia Việt Nam đã chính thức khai trương tại Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống PLMA 2024.