Kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch
Kế hoạch đặt mục tiêu tổng quát là chủ động tham gia xu thế toàn cầu phát triển carbon thấp; huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển điện lực; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đốt kèm nhiên liệu sạch để giảm dần phát thải trong các nhà máy nhiệt điện than; đưa ra lộ trình dừng hoạt động các nhà máy nhiệt điện than đã hết đời sống kinh tế, công nghệ cũ.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, bảo đảm cung cấp đủ điện, ổn định, chất lượng ngày càng cao với giá điện hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng nhằm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2030, nghiên cứu thí điểm lắp đặt hệ thống thu gửi carbon cho nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ cũ, hiệu suất thấp; xem xét dừng hoạt động khoảng 540 MW (nhà máy nhiệt điện Phả Lại, công suất 440 MW và nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, công suất 100 MW) nếu các nhà máy điện than đã hết đời sống kinh tế, công nghệ cũ, hiệu suất thấp không giải quyết cải thiện được vấn đề hiệu suất và phát thải.
Nghiên cứu, thí điểm áp dụng công nghệ đốt kèm nhiên liệu sinh khối, amoniac tại các nhà máy nhiệt điện than để giảm phát thải CO2. Khuyến khích các nhà máy điện than đốt kèm và chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu sinh khối, amoniac.
Cùng với đó, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (gồm cả thủy điện) đạt khoảng 29,2 - 37,7%. Phấn đấu hoàn thành đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong khoảng 5 năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển và bảo vệ môi trường.
Đến năm 2045, phát triển các nguồn điện sạch tối thiểu 1.160MW thay thế để bù vào các nguồn điện, đảm bảo cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia để xem xét dừng hoạt động khoảng 1.160 MW nhiệt điện than đối với các nhà máy điện than đã hết đời sống kinh tế (nếu không chuyển đổi nhiên liệu).
Tiếp tục thực hiện chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy điện than sau 20 năm vận hành sang đốt kèm sinh khối, amoniac với tổng công suất 18.642 MW; chuyển hoàn toàn các nhà máy nhiệt điện than sang sinh khối, amoniac với tổng công suất 6.990 MW.
Đến năm 2050, phát triển đủ các nguồn điện sạch thay thế để bù vào các nguồn điện với công suất tối thiểu 3.335 MW, đảm bảo cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia để xem xét dừng hoạt động khoảng 3.335 MW nhiệt điện than đối với các nhà máy điện than đã hết đời sống kinh tế (nếu không chuyển đổi nhiên liệu hoặc lắp đặt hệ thống thu giữ carbon).
Thực hiện chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện than sang sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh khối, amoniac với tổng công suất 25.632 - 28.832 MW; lắp đặt hệ thống thu giữ carbon cho các nhà máy điện than. Giai đoạn từ năm 2050, định hướng không sử dụng nhiên liệu than cho sản xuất điện.
Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp về chính sách pháp luật, kỹ thuật công nghệ, nhân lực, tài chính và nguồn vốn, hợp tác quốc tế, chuyển dịch công bằng và bảo đảm an sinh xã hội.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Canada mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo và khai khoáng với Việt Nam
18:32' - 17/02/2025
Ngày 17/2, tại Trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có cuộc tiếp và làm việc với ông Warren Kaeding, Bộ trưởng Thương mại và Phát triển xuất khẩu tỉnh Saskatchewan của Canada.
-
Ngân hàng
EIB và Santander hợp tác huy động hàng tỷ euro đầu tư ngành năng lượng gió châu Âu
10:25' - 16/02/2025
Cái "bắt tay" chiến lược này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và củng cố vị thế của châu Âu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Lào hợp tác an ninh năng lượng
07:31' - 14/02/2025
Dự án Nhà máy Điện gió Nong có tổng mức đầu tư lắp đặt khoảng 1,9 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 có công suất 702 MW, giá trị đầu tư khoảng 1,123 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.