Kết luận của Thủ tướng về Quy hoạch mạng lưới đường bộ và cảng biển
Ngày 18/8/2021, Văn phòng Chính phủ có Thông báo 215/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi họp Thường trực Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới đường bộ và Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thông báo nêu rõ, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Luật Quy hoạch, Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì, cùng với các bộ, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương xây dựng đồng thời 05 quy hoạch chuyên ngành Giao thông vận tải thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch mạng lưới đường bộ;
Quy hoạch mạng lưới đường sắt; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa), bảo đảm tiến độ, chất lượng, công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan; các thành viên Hội đồng thẩm định các quy hoạch ngành Giao thông vận tải (trong đó có các chuyên gia, nhà khoa học tham gia thành viên phản biện) đã nỗ lực xây dựng quy hoạch, đóng góp ý kiến nhận xét, phản biện một cách khoa học, công tâm, trung thực, khách quan vì sự nghiệp chung;
Hồ sơ quy hoạch được Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, cầu thị trên tinh thần lắng nghe, tiếp thu có trách nhiệm đối với các ý kiến đóng góp.
Để sớm phê duyệt 05 bộ quy hoạch chuyên ngành Giao thông vận tải nói chung, Quy hoạch mạng lưới đường bộ, hệ thống cảng biển nói riêng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xây dựng các Quy hoạch phải bám sát Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ; cập nhật các Nghị quyết của Quốc hội, nhất là Nghị quyết về đầu tư công để bảo đảm tính khả thi về bố trí nguồn lực.
Quy hoạch phải có tầm nhìn chiến lược, có tính kế thừa, có đổi mới và có tính liên thông, liên kết và bổ sung cho nhau về các loại hình giao thông để sao cho tiết kiệm, hiệu quả; quy hoạch có tính chiến lược và phân kỳ đầu tư, tập trung giải quyết điểm nghẽn của nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu dự họp để hoàn thiện các quy hoạch trên quan điểm phải bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu;
Nghiên cứu, cân đối hài hòa giữa các phương thức vận tải, xác định rõ phương thức vận tải trung tâm để ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư, trên cơ sở bảo đảm tính đồng bộ, kết nối liên thông trong từng phương thức vận tải, cũng như trong hệ thống các phương thức vận tải;
Làm rõ cơ sở lựa chọn quy mô cao tốc, xác định hướng tuyến bảo đảm tối ưu việc lựa chọn ngắn nhất có thể không đi qua khu đô thị, bám sát đường cũ mà phải gắn phát triển không gian đô thị mới với các tuyến cao tốc. Rà soát lại các thuật ngữ chuyên ngành sử dụng trong các quy hoạch, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đối với quy hoạch cảng biển, bảo đảm nguyên tắc phát huy tối đa lợi thế của quốc gia có biển, lấy cảng biển là trung tâm, đầu mối tiếp nhận, trung chuyển hàng hóa, hành khách được kết nối đồng bộ với các phương thức khác.
Ưu tiên phát triển các cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện tại Hải Phòng, Cái Mép Thị Vải - Bà Rịa Vũng Tàu. Nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp phát triển từng bước cảng Vân Phong - Khánh Hòa để khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Nghiên cứu Quy hoạch định hướng phát triển cảng Trần Đề phục vụ đồng bằng sông Cửu Long để có thể triển khai đầu tư khi có đủ điều kiện.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao rà soát việc quy hoạch cảng biển tại các đảo nhằm phục vụ phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh - quốc phòng, phù hợp với pháp luật quốc tế.
Quy hoạch chuyên ngành Giao thông vận tải phải bảo đảm tính mở, dễ thực hiện, có sự gắn kết với các quy hoạch chuyên ngành khác tạo thành hệ thống tổng thể, thống nhất, tránh manh mún chia cắt; bảo đảm tầm nhìn xa, có chiến lược lâu dài, khả thi, chống tiêu cực trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.
Nghiên cứu đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông như vốn Nhà nước, doanh nghiệp, phát hành trái phiếu, ODA, quỹ đầu tư phát triển và các nguồn vốn hợp pháp khác; sắp xếp thứ tự ưu tiên nghiên cứu đầu tư phù hợp với khả năng cân đối và bố trí nguồn lực.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, tránh phải điều chỉnh, bổ sung; có chế tài để quản lý quy hoạch hiệu lực, hiệu quả, trong đó gắn trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong triển khai thực hiện quy hoạch.
Trong đó, thực hiện phân cấp, phân quyền trong quản lý đầu tư xây dựng nhằm huy động tối đa nguồn lực của các địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát nguồn lực của Nhà nước và xã hội.
Nghiên cứu đề xuất nhu cầu sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, quản lý chặt chẽ đất quy hoạch, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc cập nhật các nội dung liên quan đến quy hoạch trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, rà soát lại các quy định của pháp luật có liên quan, đề xuất sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai quy hoạch; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển trong việc lập quy hoạch.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thực hiện Quy hoạch, trong đó có các quy hoạch vùng, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng báo cáo tình hình triển khai xây dựng các quy hoạch đến thời điểm hiện nay theo quy định của Luật Quy hoạch; trong đó nêu rõ tiến độ trình duyệt từng quy hoạch;
Đánh giá khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp (trong đó nghiên cứu cơ chế tham vấn ý kiến của các chuyên gia và tư vấn quốc tế), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/8/2021.
Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thay mặt Thủ tướng Chính phủ rà soát, ký quyết định phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành Giao thông vận tải nêu trên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Côn Đảo được điều chỉnh quy hoạch có quy mô thế nào?
12:46' - 18/08/2021
Sân bay Côn Đảo được quy hoạch với công suất 2 triệu hành khách/năm và 4.400 tấn hàng hóa/năm, có thể khai thác máy bay code C hoặc tương đương. Sân bay có tổng số 8 vị trí đỗ tàu bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
18:21' - 12/08/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg về đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
-
Bất động sản
Kiểm kê diện tích đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất quốc gia
08:16' - 09/08/2021
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Quyết định số 1435 về Phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê diện tích đất đai năm 2019 (tính đến ngày 31/12 /2019).
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng mời gọi đề xuất quy hoạch sân bay, cảng Liên Chiểu
14:52' - 27/07/2021
Hạn cuối để các cá nhân, tổ chức đăng ký đóng góp ý tưởng là đến ngày 5/8/2021, thời hạn nộp hồ sơ ý tưởng quy hoạch là ngày 15/11/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...