Kết nối cung cầu giúp nông sản sạch đến với người tiêu dùng
Ngày 19/4, tại hội nghị kết nối cung cầu nông sản thực phẩm và giải pháp phát triển tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững của thành phố Hà Nội năm 2018 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, để người sản xuất nông nghiệp tiêu thụ được sản phẩm cần phải đẩy mạnh kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp bán lẻ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho hay, trong thời gian tới, thành phố sẽ đẩy mạnh tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn có sự gắn kết chặt chẽ giữa 6 nhà: nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - ngân hàng - nhà phân phối.Đồng thời, thành phố sẽ chủ động nắm chắc thông tin thị trường cung cầu hàng hóa nông sản để làm cơ sở chủ động tìm đầu ra cho nông sản, ổn định giá cả, thị trường, góp phần thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố.
Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã tổ chức kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các doanh nghiệp bán lẻ với các hợp tác xã, hộ sản xuất; hỗ trợ phát triển nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm qua đó chủ động được sản lượng sản xuất và ổn định thị trường tiêu thụ. Nhiều sản phẩm lợi thế của các huyện ngoại thành như gà đồi Ba Vì, Sóc Sơn… đã đưa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị. Đến nay, nhiều sản phẩm đã được công bố nhãn hiệu, thương hiệu như sữa bò Ba Vì, bưởi Phúc Thọ, ổi Đông Dư, rau Vân Nội (Đông Anh)… Mặc dù đã đẩy mạnh kết nối tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm nhưng thực tế cho thấy, việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất còn lỏng lẻo; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.Đặc biệt, chưa có nhiều vùng sản xuất bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ…Điều này dẫn đến tỷ lệ sản phẩm của từng mùa vụ chưa đồng đều, tỷ lệ truy xuất nguồn gốc còn thấp, chỉ đạt khoảng 30%.
Tại hội nghị, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đa số các hộ nông dân chỉ quan tâm đến sản xuất và bán trực tiếp cho thương lái mà chưa quan tâm đến việc thị trường đang cần gì và làm thế nào để tiêu thụ sản phẩm bền vững. Nhiều hộ nông dân, hợp tác xã chưa nhận thức được việc muốn tồn tại bền vững đòi hỏi người sản xuất phải ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, qua đó nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Tại hội nghị, các doanh nghiệp bán lẻ đều có chung ý kiến, để sản phẩm đưa vào hệ thống bán lẻ tiêu thụ thì doanh nghiệp sản xuất cần chuẩn bị đầy đủ giấy chứng nhận, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, nguồn gốc sản phẩm… Mặc dù vậy vẫn còn không ít doanh nghiệp, hợp tác xã không có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng hàng hóa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc đưa sản phẩm nông sản vào hệ thống bán lẻ hiện đại không dễ dàng. Không chỉ có vậy, vẫn còn tình trạng người sản xuất chạy theo lợi nhuận, chưa bảo đảm chữ tín trong việc cung ứng hàng hóa với các doanh nghiệp phân phối dẫn đến tình trạng tiêu thụ bấp bênh, không ổn định. Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn; trong đó, tập trung chỉ đạo sản xuất nông sản bền vững theo quy hoạch.Đồng thời, công khai phát triển vùng/khu vực nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp ổn định lâu dài, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Ngành chức năng thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ nông dân chủ động xây dựng quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
Bên cạnh đó, thành phố xây dựng cơ chế giám sát, kiểm soát toàn bộ các khâu trong chuỗi giá trị hàng nông sản. Đặc biệt, Hà Nội sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như ứng dụng hệ thống phần mềm thông tin điện tử trong quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tươi sống bằng tem điện tử mã Qrcode./.- Từ khóa :
- hà nội
- nông sản sạch
- đầu ra cho nông sản
- vietgap
- globalgap
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
"Đầu tàu" trong kết nối tiêu thụ nông sản sạch - Bài 2: Thúc đẩy kết nối giao thương
08:08' - 06/02/2018
Nhiều địa phương trên cả nước có các sản phẩm nông nghiệp chất lượng tốt, song khâu tiêu thụ lại khó khăn.
-
Kinh tế & Xã hội
"Đầu tàu" trong kết nối tiêu thụ nông sản sạch - Bài 1: Phát triển chưa xứng tầm
08:01' - 06/02/2018
Với hơn 10 triệu dân đang sinh sống và hàng năm đón khoảng trên 21 triệu lượt khách du lịch, Hà Nội cần lượng lương thực, thực phẩm an toàn rất lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23'
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37'
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Hàng hoá
Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
08:25' - 21/11/2024
Mặc dù gạo có thể không phải chịu thuế VAT trực tiếp nhưng nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sản xuất và phân phối thực sự phải chịu thuế, có thể ảnh hưởng đến giá gạo.