Kết nối Đà Nẵng với cộng đồng doanh nghiệp Thụy Sĩ
Ngày 24/5, tại thành phố Geneva của Thụy Sĩ, Nhịp cầu Kinh doanh Việt Nam – Thụy Sĩ (SVBG) cùng Phòng Thương mại, Công nghiệp và Dịch vụ bang Geneva đã phối hợp tổ chức buổi tọa đàm với tiêu đề “Đà Nẵng – Trung tâm tài chính tương lai”.
Sự kiện có sự tham dự của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, ông Mauro Poggia - Chủ tịch Hội đồng Hành pháp bang Geneva, ông Vincent Subilia – Giám đốc Phòng Thương mại, Công nghiệp và Dịch vụ bang… cùng đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như ngân hàng, quản lý tài sản, công nghệ thông tin, luật và tư vấn đầu tư.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong bài phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh đã giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng, cũng như các chính sách cho tương lai.
Ông nhấn mạnh: “Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã nghiên cứu, đề xuất Chính phủ Việt Nam các cơ chế, chính sách đặc thù để hình thành trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng. Để các đề xuất chính sách ưu đãi, đặc thù áp dụng vào thực tiễn, thành phố Đà Nẵng đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội Việt Nam ban hành một Nghị quyết về phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, trong đó lựa chọn Đà Nẵng là một trong những địa phương được định hướng trở thành Trung tâm tài chính quốc tế.
Song song với đó, thành phố Đà Nẵng cũng rất quan tâm đến việc phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Với chiến lược tập trung cho Khu công nghệ cao Đà Nẵng, thành phố phấn đấu tỷ lệ đóng góp của Khu công nghệ cao Đà Nẵng đạt tối thiểu 10-15% vào tổng sản phẩm địa phương của Đà Nẵng giai đoạn 2025-2030.
Tọa đàm lần này là tiền đề để kết nối hiệu quả giữa Đà Nẵng với cộng đồng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tại Thụy Sĩ và các đối tác có kế hoạch mở rộng đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao.
Cũng tại cuộc tọa đàm, Đại sứ Lê Tuyết Mai đã đề cập đến lợi thế của Đà Nẵng như được xác định là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, là thành phố cảng chiến lược, đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng của khu vực miền Trung, là điểm đến đầu tư, kinh doanh triển vọng hàng đầu của các nhà đầu tư.
Ngoài ra, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng tập trung phát triển thành một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, Đại sứ cũng bày tỏ vui mừng khi phái đoàn Việt Nam tại Geneva giữ vững vai trò cầu nối để thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan địa phương của hai nước, đóng góp cho quan hệ song phương.
Cũng tại tọa đàm, đại diện của đoàn công tác thành phố Đà Nẵng đã trả lời những câu hỏi liên quan tới thông tin về chính sách phát triển, một số chương trình và dự án trọng điểm để hướng thành phố trở thành trung tâm tài chính trong thời gian tới.
Dự kiến, sau buổi tọa đàm, đoàn công tác sẽ có buổi gặp mặt Hội đồng Hành pháp bang Geneva. Trong ngày 25-26/5, đoàn sẽ tiếp tục chuyến làm việc ở thủ đô Bern và thành phố Zurich./.
- Từ khóa :
- đà nẵng
- thụy sĩ
- kết nối doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Rà soát sử dụng quỹ bảo trì chung cư trên toàn thành phố Đà Nẵng
16:50' - 24/05/2023
Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng yêu cầu UBND các quận, huyện rà soát tình hình bàn giao kinh phí bảo trì tại các chung cư trên địa bàn để Sở này có phương án xử lý tổng thể trên toàn thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Người thầm lặng đóng góp cho công cuộc chuyển đổi số tại Đà Nẵng
17:03' - 20/05/2023
Đà Nẵng luôn được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi số, được nhận hàng loạt giải thưởng trong nước, quốc tế về xây dựng Thành phố Thông minh.
-
Bất động sản
Hấp lực của khu vực ven sông Hàn, Đà Nẵng
09:37' - 20/05/2023
Là đô thị biển, song Đà Nẵng còn nổi tiếng với danh xưng “Thành phố sông Hàn”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Nhiều chuyển biến tích cực
10:10'
Sau 7 năm chống IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang vào cuộc với quyết tâm, nỗ lực rất cao, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
09:55'
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:55'
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Ấn Độ
07:50'
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác, bạn hàng của Ấn Độ trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh 3 mục tiêu chính.