Khắc phục "thẻ vàng" IUU - Bài 2: Giải pháp mạnh
Hoạt động này đều hướng đến mục đích gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU cho hải sản Việt Nam khi vào thị trường châu Âu. Nhưng các chuyên gia châu Âu lại cho rằng, Việt Nam cần mạnh tay hơn nữa trong quản lý khai thác, đánh bắt mới có thể mở ra hướng đi mới.
*Mạnh tay thực thi các quy ước quốc tế Ngoài những tiêu chí bắt buộc, các tàu cá công suất lớn phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, định vị trong lúc khai thác xa bờ, Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã đưa ra thêm nhiều tiêu chí khác để cả nhà quản lý Việt Nam và doanh nghiệp thống nhất thực hiện. Cụ thể, Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về thủy sản; trong đó, khẩn trương hoàn thiện hai nghị định (Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính) theo khuyến nghị của Đoàn Thanh tra châu Âu đưa ra vào cuối tháng 5/2018.Đồng thời, hoàn thiện các thông tư hướng dẫn để ban hành, bảo đảm chất lượng, đáp ứng thời gian hiệu lực của Luật Thủy sản cũng như triển khai thực thi có hiệu quả.
Phía Việt Nam hoàn thành thủ tục để gia nhập Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng của Hội Nông Lương thế giới (FAO) và Hiệp định Đàn cá di cư của Liên Hợp quốc. Các tỉnh có cảng loại 1 thực hiện đầu tư nâng cấp để đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc và giám sát tàu cá tại cảng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố ven biển tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách, trọng tâm trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu lớn hoạt động khai thác, đánh bắt, doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc hải sản đánh bắt kịp thời cho đơn hàng, bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản) chia sẻ. Ông Steve Trent, Giám đốc điều hành Tổ chức Môi trường (Tây Ban Nha) cho rằng, các nhà chiến lược còn phải quản lý chặt chẽ việc treo cờ của các tàu khai thác, đánh bắt xa bờ. Bởi nếu không có biện pháp quản lý, thì hiện tượng tàu khai thác hải sản trên biển của quốc gia này vẫn có thể thuận tiện treo cờ của tàu quốc gia khác.Theo ông Steve Trent, đây là một phương pháp tốn ít chi phí và hiệu quả. Có như vậy mới giảm được đánh bắt trái phép, truy xuất nguồn gốc hải sản rõ ràng.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, để hạn chế và chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài cũng như phát triển bền vững, lực lượng chức năng cần quản lý ngay từ bờ, tập trung các chế tài vào chủ tàu cũng như lập các danh sách cụ thể từng loại hình khai thác.Các tàu đã vi phạm, tàu có nguy cơ vi phạm phải có biện pháp quản lý từng loại chặt chẽ, hiệu quả hơn. Tập trung quản lý xuất bến cũng như đẩy nhanh tiến độ dự án giám sát tàu cá bằng phương tiện giám sát hành trình.
*Áp dụng theo dõi dòng tiền Giao dịch thủy hải sản có giá trị cao nhất thế giới trong các mặt hàng nông nghiệp mỗi năm. Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, ước tính mỗi năm các quốc gia trên thế giới giao dịch khoảng 150 tỷ USD các mặt hàng hải sản.Trong đó, các mặt hàng hải sản khai thác bất hợp pháp không được báo cáo chiếm 23,5 tỷ USD, hơn 15% giá trị thực tế mà người tiêu dùng đóng góp để bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển.
Chính điều này, Tổ chức Tài chính Liêm chính Toàn cầu (Global Financial Integrity) thuộc Ngân hàng Thế giới đã đề xuất giải pháp quản lý, chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp bằng nhiều giải pháp kết hợp.
Cụ thể, các doanh nghiệp thu mua hải sản khai thác, đánh bắt bắt buộc các tàu cá phải nằm trong sự theo dõi và có số nhận dạng duy nhất toàn cầu, các tàu chuyển giao cá phải hợp pháp và có ghi chép đầy đủ.
Ngoài ra, các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc các tập đoàn cần phải sử dụng một tài khoản ngân hàng hoặc sản phẩm tài chính để thực hiện mua bán sản phẩm hải sản khai thác, đánh bắt. Đây là cách thức quản lý dòng tiền luân chuyển từ việc tiêu thụ các loại hải sản hiệu quả nhất.Thông qua các hợp đồng giao dịch, công ty tài chính có thể gây sức ép lên các sản phẩm hải sản. Với sản phẩm được khai thác, đánh bắt bất hợp pháp, thiếu các chứng từ, báo cáo vị trí khai thác, số hiệu tàu, thủy thủ,… sẽ không được thực hiện giao dịch.
Khi kết toán dòng tiền và các hồ sơ chứng từ liên quan đến khai thác, giao dịch hải sản cuối năm, các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể báo chính xác lượng hàng hóa hải sản tiêu thụ một cách hợp pháp.Với những trường hợp vi phạm sẽ có báo cáo cụ thể đến chính quyền địa phương để xử phạt. Bằng cách này, Ủy ban châu Âu sẽ có các báo cáo chính xác nhất trong việc xem xét cho phép số lượng, chủng loại hải sản của một quốc gia nhập khẩu vào thị trường này.
Nhìn chung, bằng mọi biện pháp quản lý, khi có sự kết hợp đồng bộ của đội ngũ tàu thuyền khai thác, đánh bắt, chính quyền địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng tốt nhất, cùng với các chế tài xử lý vi phạm, sự thống nhất trong các điều khoản giao dịch của ngân hàng, tổ chức tài chính về hải sản,… mới có thể sớm đưa hải sản Việt Nam ra khỏi “vòng kim cô” của Ủy ban châu Âu. Xem thêm:>>>Khắc phục "thẻ vàng" IUU- Bài 1: Nỗ lực từ nhiều phía
>>>Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Doanh nghiệp gặp khó trong khâu xác nhận nguyên liệu khai thác
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Phải có sự chuyển dịch từ các địa phương
12:55' - 05/07/2018
Khi tham gia một sân chơi, đặc biệt là thị trường có tính định hướng như EU thì những quy định, nỗ lực của Việt Nam phải có sự chuyển dịch từ phía địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
EC tiếp tục có khuyến nghị cho Việt Nam khắc phục "thẻ vàng" trong thời gian tới
11:56' - 04/07/2018
Để triển khai có hiệu quả chống khai thác IUU, Đoàn Thanh tra EC cho rằng, việc chống khai thác IUU cần được Việt Nam hành động cụ thể, tích cực, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Rút giấy phép khai thác với các chủ tàu vi phạm
12:05' - 03/07/2018
Các địa phương ven biển tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Tiến tới nghề cá có trách nhiệm
14:00' - 28/06/2018
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa trong việc khắc phục "thẻ vàng" của EC và tiến tới một nghề cá có trách nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 1/2019, EC sẽ quay lại Việt Nam xem xét lại vấn đề khắc phục "thẻ vàng"
21:14' - 26/06/2018
Ủy ban châu Âu (EC) vừa mới gửi kết quả của đợt kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" từ ngày 15 đến 24/5/2018 tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.
-
Doanh nghiệp
BIC được vinh danh Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam
15:00' - 21/11/2024
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa nhận giải thưởng Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam khối doanh nghiệp lớn.