Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Ninh Thuận giám sát chặt hoạt động tàu cá
Theo kế hoạch, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành thanh tra tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) lần thứ 4 vào tháng 6/2023.
Để góp phần cùng cả nước khắc phục “thẻ vàng” IUU, tỉnh Ninh Thuận đang quyết liệt triển khai các giải pháp giám sát, kiểm soát hoạt động của tàu cá, thực thi pháp luật và truy xuất nguồn gốc thủy sản nhằm ngăn chặn tàu cá khai thác ở vùng biển nước ngoài và các hành vi khai thác bất hợp pháp khác.
* Tăng cường kiểm tra, giám sátÔng Nguyễn Hồng Phấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, các lực lượng chức năng của tỉnh đã và đang phối hợp với chính quyền các địa phương ven biển triển khai nhiều giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), nhất là đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủy sản, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tạo chuyển biến quan trọng về mặt nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân.
Tính đến nay, tỉnh đã tổ chức gần 110 lớp tuyên truyền về chống khai thác IUU với hơn 6.000 lượt cán bộ, ngư dân tham dự. Nội dung tuyên truyền tập trung về 14 hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, về phạm vi vùng biển Việt Nam, các vùng biển chồng lấn chưa phân định được cùng với các nội dung có liên quan về khai thác IUU để các chủ tàu, thuyền trưởng nắm bắt kịp thời chủ trương chính sách của Nhà nước Việt Nam. Cùng với đó, tổ chức cho các chủ tàu ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài trong quá trình khai thác hải sản cũng như nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Để kiểm soát việc thực thi quy định pháp luật, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, các đơn vị chức năng của Ninh Thuận tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tàu cá, thuyền viên, thiết bị an toàn tàu cá, vệ sinh thực phẩm, ngư lưới cụ. Ban quản lý khai thác các cảng cá kiểm soát sản lượng hải sản bốc dỡ qua bốn cảng cá là Đông Hải, Ninh Chữ, Mỹ Tân và Cà Ná. Kiên quyết không cho tàu cá đi biển nếu không đầy đủ các giấy tờ liên quan đến người, phương tiện theo quy định, tàu cá có chiều dài 15 mét trở lên không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hoặc lắp đặt nhưng không duy trì hoạt động.Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, đến nay, 100% số tàu hoạt động vùng khơi của tỉnh đều đã được cấp giấy phép khai thác hải sản; tỷ lệ tàu cá đã được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đạt 99,5%; tỷ lệ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 99,7% (trong đó 100% tàu cá từ 24 mét trở lên đã lắp thiết bị giám sát hành trình). Ninh Thuận cũng đã hoàn thành 100% việc cập nhật dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase). Tính đến nay, Ninh Thuận là địa phương không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, về chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản, tỉnh cũng chưa có lô hàng thủy sản nào yêu cầu chứng nhận.
Nhờ tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp đã giúp ngư dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong khai thác hải sản. Thuyền trưởng Tô Minh Quang (phường Đông Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) cho hay, hiện nay để vươn khơi khai thác hải sản bà con ngư dân không chỉ đầu tư ngư lưới cụ khai thác hiện đại mà còn phải chấp hành đầy đủ các quy định trong quá trình khai thác hải sản trên biển theo Luật Thủy sản để bảo đảm an toàn và tránh các vi phạm. “Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và các thiết bị thông tin liên lạc không những giúp chúng tôi kịp thời hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình khai thác trên biển mà còn giúp cơ quan chức năng nắm bắt chi tiết quá trình cũng như khu vực hoạt động để kịp thời hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm khi gặp mưa bão”, thuyền trưởng Tô Minh Quang chia sẻ. * Xử lý nghiêm hành vi khai thác trái phépTheo ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ở giai đoạn nước rút để chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4, tỉnh Ninh Thuận sẽ tăng cường hơn nữa phối hợp cùng các cấp, ngành, địa phương trong kiểm tra, xử lý đối với các hành vi khai thác IUU. Đồng thời, tỉnh tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc, nỗ lực cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ cấp bách chống khai thác IUU quy định tại Quyết định số 81/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; triển khai Đề án phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Về nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Ninh Thuận sẽ đẩy nhanh hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho những tàu cá còn lại; tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong điều tra, xử lý dữ liệu tàu cá qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS), xử phạt nghiêm các tàu cá có hành vi vi phạm khai thác IUU. Đồng thời, tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các cảng cá chỉ định phục vụ cho truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác, chống khai thác IUU. UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường quản lý tàu cá, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) phục vụ quản lý, truy xuất thông tin. Bên cạnh đó, lập danh sách tàu cá trong diện có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện giám sát tàu cá hoạt động trên biển thông qua thiết bị giám sát hành trình tàu cá và kịp thời cảnh báo chủ tàu, thuyền trưởng khi đưa tàu vượt ranh giới cho phép trên biển hoặc tắt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cùng với đó, thực hiện quy chế phối hợp giữa ba tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu trong chống khai thác IUU; chủ động phối hợp với các tỉnh, thành ven biển phía Nam như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau có biện pháp hỗ trợ, ngăn chặn tàu cá của tỉnh Ninh Thuận vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản bất hợp pháp.Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, trong thời gian tới cùng với việc triển khai thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU, Ninh Thuận đẩy mạnh tái cơ cấu ngành thủy sản, sắp xếp nghề cá, tăng cường các giải pháp quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái biển, phát triển nghề cá theo hướng bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.
Năm 2023, tỉnh Ninh Thuận đề ra chỉ tiêu khai thác trên 124.000 tấn hải sản, khai thác hải sản xa bờ chiếm khoảng 70% sản lượng. Để đạt kế hoạch, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ các chủ phương tiện sửa chữa, nâng cấp đội tàu cá công suất lớn với trang thiết bị hàng hải hiện đại giúp ngư dân vươn khơi khai thác hải sản xa bờ. Ngoài ra, tỉnh vận động ngư dân tham gia khai thác vùng biển xa, thành lập các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển, thông báo bản tin ngư trường, thời tiết để bà con ngư dân chủ động xây dựng kế hoạch di chuyển tàu cá khai thác đạt hiệu quả cao nhất./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận khai thác hải sản gắn với phòng, chống khai thác IUU
11:30' - 29/03/2023
Từ đầu năm đến nay, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi nhưng ngư dân Bình Thuận vẫn nỗ lực vươn khơi, bám biển.
-
Thị trường
Khẩn trương lắp đặt, đảm bảo 100% tàu cá có thiết bị giám sát hành trình
18:13' - 27/03/2023
Việc hoàn thành 100% việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và giám sát 24/7 qua hệ thống giám sát tàu cá là một trong những giải pháp quan trọng để gỡ “thẻ vàng" IUU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06' - 29/11/2024
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51' - 29/11/2024
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46' - 29/11/2024
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.