Khai mạc hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn kinh tế. Dự Hội nghị tại điểm cầu địa phương có Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng chào đón và cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, dành thời gian dự hội nghị. Đặc biệt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, do điều kiện công tác chưa đến dự được, đã gửi lời chúc mừng đến Hội nghị về kết quả của năm 2023 cao hơn năm 2022 và giao nhiệm vụ cho Chính phủ không được chủ quan, thỏa mãn mà phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để năm 2024 lại có kết quả cao hơn năm 2023.
Nhìn lại năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, về tổng thể tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Ở trong nước, nền kinh tế chịu "tác động kép" của các yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn sau đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, xuất phát điểm thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, có độ mở cao, khả năng chống chịu, sức cạnh tranh còn hạn chế - một biến động nhỏ bên ngoài cũng có thể tác động, ảnh hưởng lớn đến bên trong.
Thủ tướng đề nghị tại Hội nghị, các đại biểu phân tích, đánh giá, làm sâu sắc hơn bối cảnh tình hình năm 2023 và tác động, ảnh hưởng đến nước ta; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nhất là điểm mới trong chỉ đạo, điều hành năm 2023 nhằm "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái" để có được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực; công tác nắm tình hình và phản ứng chính sách; lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, các tổ chức quốc tế; việc tổ chức kịp thời nhiều hội nghị và ra nhiều quyết sách; việc thành lập 5 Tổ công tác giải ngân đầu tư công và 26 Tổ công tác đến các địa phương góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc…
Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; an sinh xã hội và đời sống người dân được cải thiện; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt kết quả toàn diện, nổi bật; uy tín, vị thế của đất nước và niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước được củng cố, nâng lên.
Thủ tướng đề nghị hội nghị phân tích, cho ý kiến về đánh giá khái quát như trên, nhất là phân tích nguyên nhân thành tựu đạt được trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, nhất là về điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, tỷ giá, lãi suất, tín dụng; kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, nợ nước ngoài quốc gia dưới ngưỡng cảnh báo. Đồng thời, phân tích bài học để đạt được một số chỉ tiêu quan trọng đạt cao nhất trong nhiều năm qua như vốn FDI thực hiện, giải ngân đầu tư công, xuất siêu, thu ngân sách Nhà nước, công tác quy hoạch, sản xuất nông nghiệp… Cụ thể: FDI thực hiện đạt 23,18 tỷ USD, giải ngân vốn đầu tư công dự báo đạt 95% kế hoạch, số tuyệt đối cao hơn 146 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước vượt 8,2% dự toán…
Theo Thủ tướng, từ thực tiễn công tác lãnh đạo quản lý, chỉ đạo điều hành có thể khẳng định: Đạt những kết quả nêu trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, tích cực, đồng hành của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, chủ động, kịp thời, sát thực tiễn, có hiệu quả của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế. Đề nghị các đồng chí phân tích, làm rõ hơn các yếu tố này để tiếp tục làm tốt hơn, hiệu quả hơn trong năm 2024.
Nêu một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức và các bài học kinh nghiệm để hội nghị thảo luận, cho ý kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng gợi mở một số định hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024 để Hội nghị thảo luận.
Trong đó, Thủ tướng đề nghị Hội nghị tập trung phân tích, đánh giá, dự báo tình hình năm 2024; đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; điều hành chính sách tiền tệ, tài khoá kết hợp với các chính sách khác; vừa thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống, vừa đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới.
Cùng với đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện các đột phá chiến lược về: xây dựng, hoàn thiện thể chế; cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, công tác quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng quan trọng quốc gia, huy động được nhiều nguồn lực hơn cho kết cấu hạ tầng; tạo chuyển biến có tính đột phá về giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tăng năng suất lao động...
Thủ tướng cũng yêu cầu Hội nghị thảo luận để bảo đảm cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả hơn; thúc đẩy cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, sớm giải quyết các dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ còn lại; tăng liên kết vùng, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển 6 vùng kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị...
Hội nghị thảo luận, cho ý kiến nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết bài toán gắn kết hài hòa hơn giữa phát triển văn hóa, xã hội với kinh tế; phát triển công nghiệp văn hoá, thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu...; giải pháp tiếp tục đảm bảo quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả…
Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ nghe báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2024; sau đó các đại biểu ở Trung ương và địa phương sẽ phát biểu tham luận, tập trung đánh giá khách quan, sâu sắc, sát thực tiễn, nhất là kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các đồng chí ở các lĩnh vực khác nhau. Trên cơ sở đó bổ sung, hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn trong năm 2024 và những năm tới.
TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về hội nghị.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước
14:45' - 04/01/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 4/1/2024 về tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm chủ lực
18:36' - 03/01/2024
Chiều 3/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nghiên cứu xây dựng khu kinh tế cửa khẩu tại Cao Bằng
16:45' - 01/01/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thị sát, kiểm tra tình hình sau khi Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.