Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt và may – thiết bị, nguyên phụ liệu và vải 2025
Ngày 9/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX), Công ty Tổ chức Triển lãm CP Exhibition Ltd Hong Kong (Trung Quốc) và một số đơn vị khác đã tổ chức khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt và may – thiết bị, nguyên phụ liệu và vải 2025 (Saigontex - Saigonfabric 2025), tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Tại Saigontex - Saigonfabric 2025, quy tụ hơn 1.100 nhà triển lãm, tăng 6% so với năm 2024. Các nhà triển lãm đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Bangladesh, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Malaysia, Mỹ, Hà Lan, Pakistan, Pháp, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ… Bên cạnh hoạt động trưng bày, giới thiệu gần như đầy đủ chuỗi cung ứng của ngành dệt may; kết nối nhà sản xuất, nhà cung cấp và khách hàng, tại Saigontex - Saigonfabric 2025 còn có một số hoạt động đáng chú ý như cụm gian hàng quốc gia và vùng lãnh thổ, thúc đẩy thương mại giữa nhà triển lãm trong và ngoài nước…
Đáng chú ý, trong khuôn khổ Saigontex - Saigonfabric 2025 diễn ra từ nay đến ngày 12/4/2025, còn có chương trình thuyết trình sản phẩm và diễu hành thời trang mùa 2 với 8 chủ đề mang đến cho khách tham quan cơ hội tiếp cận những thương hiệu quốc tế hàng đầu. Còn các nhà cung cấp giới thiệu những đổi mới và công nghệ mới nhất trong sản xuất dệt may. Theo ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm nay là năm thứ 35 mà VINATEX cùng với Công ty Tổ chức Triển lãm CP Exhibition Hong Kong và các đối tác đồng tổ chức Saigontex. Những năm qua, công nghiệp dệt may Việt Nam luôn là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng của nền kinh tế, với tốc độ tăng trưởng cao và gần như liên tục trong suốt giai đoạn 1990 - 2024. Đặc biệt, triển lãm Saigontex góp phần không nhỏ trong sự phát triển đó của ngành, giúp hình thành cầu nối uy tín và hiệu quả giữa các doanh nghiệp dệt may trong nước với nhà cung cấp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, ở giai đoạn tiếp theo, triển lãm này sẽ càng quan trọng khi chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là xu thế dài hạn của cả thị trường dệt may thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.Cụ thể, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bắt kịp xu thế và đáp ứng yêu cầu của khách hàng với nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Hay sử dụng công nghệ hiện đại giảm thiểu sử dụng năng lượng và tài nguyên, sử dụng năng lượng tái tạo, đầu tư thiết bị máy móc công nghệ chuyển đổi kép, chuyển đổi số... là những biện pháp mà doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam đang hướng tới.
Tại sự kiện khai mạc Saigontex - Saigonfabric 2025, ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI-HCM cũng đánh giá, dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của Việt Nam, không những có đóng góp lớn vào tăng trưởng thương mại trong và ngoài nước, mà còn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong suốt những năm qua. Điển hình, trong năm 2024, ngành dệt may với giá trị xuất khẩu đạt 44 tỷ USD (tăng 11,26% so với năm 2023), nằm trong top 8 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam, đưa Việt Nam vượt qua Bangladesh trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam theo tỷ trọng lần lượt là Hoa Kỳ với 37,98%, EU (9,77%), Hàn Quốc (8,93%;), Trung Quốc (8,3%;), ASEAN (6,59%)… Riêng thị trường trong nước 25 năm qua cũng tăng từ trên 300 triệu USD lên khoảng 4,5 tỷ USD. Năm 2025, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024, riêng, mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may là từ 47 đến 48 tỉ USD. Mặc dù ngành dệt may Việt Nam đạt được nhiều thành quả, nhưng trong thời gian tới, ngành vẫn còn phải đối đầu với nhiều thách thức lớn như sự thiếu hụt nguồn lao động, sự khó đón định của đơn hàng, vấn đề nguyên phụ liệu có nguồn gốc xuất xứ theo yêu cầu của các Hiệp định Thương mại tực do (FTA), rào cản thương mại mới của các thị trường truyền thống... Để vượt qua những khó khăn này, một số chuyên gia cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp trong ngành cần đẩy mạnh liên kết chuỗi, ứng dụng công nghệ, tự động hóa và xanh hóa nhà máy từ nguyên liệu, nhiên liệu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Qua đó, đảm bảo mục tiêu từ nay đến năm 2030, ngành dệt may Việt Nam chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững. Từ giai đoạn năm 2031-2035, ngành dệt may phát triển bền vững một cách hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ: Các nhà bán lẻ dệt may trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển lao động
08:14' - 09/04/2025
Ngày 8/4, các nhà bán lẻ quần áo khắp nước Mỹ đang trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển dụng lao động trước khi biện pháp thuế quan của nước này có hiệu lực từ ngày 9/4 đối với các sản phẩm nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43' - 07/04/2025
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may và da giầy bình tĩnh ứng phó với thuế quan
16:21' - 05/04/2025
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã cùng các doanh nghiệp tổ chức nhiều cuộc họp khẩn cấp với các bên liên quan để bàn phương án ứng phó.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xây dựng chiến lược phát triển, quảng bá thương hiệu yến sào
15:29' - 12/04/2025
Yến sào Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường khu vực và quốc tế.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2025
19:43' - 11/04/2025
Từ ngày 4 - 6/9/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - ITE HCMC 2025 lần thứ 19 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
Thị trường
Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 – 1/5: Nhiều đường bay "cháy vé", giá tăng cao
09:55' - 11/04/2025
Dữ liệu cho thấy, nhiều chặng bay đến các điểm du lịch nổi tiếng đã gần kín chỗ, trong khi giá vé máy bay phổ thông đang tiệm cận mức cao nhất tương đương dịp Tết Nguyên đán.
-
Thị trường
Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan
17:47' - 10/04/2025
Tuy chính sách thuế quan đã được tạm hoãn áp dụng với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày, nhưng tương lai của các siêu thị châu Á và cửa hàng tạp hóa chuyên biệt tại Mỹ vẫn còn chưa chắc chắn.
-
Thị trường
Người tiêu dùng Trung Quốc cân nhắc chi tiêu trước “bão” thuế quan
06:53' - 10/04/2025
Người tiêu dùng tại Bắc Kinh (Trung Quốc) sẵn sàng từ bỏ các thương hiệu Mỹ nếu điều đó giúp tránh được tác động từ cuộc chiến thương mại đang leo thang với Washington.
-
Thị trường
Nhiều khuyến mãi hấp dẫn tại Lotte Mart
14:28' - 09/04/2025
Từ 09/4 đến 22/4/2025, Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “1 lựa chọn 1000 lợi ích” với nhiều ưu đãi độc quyền từ các nhãn hàng riêng chất lượng của Lotte Mart.
-
Thị trường
iPhone có nguy cơ biến thành mặt hàng siêu sang vì thuế quan
21:27' - 08/04/2025
Loạt thuế quan mới, nhắm vào các quốc gia châu Á nơi Apple lắp ráp sản phẩm, có thể đẩy giá iPhone lên mức "siêu sang" nếu công ty này buộc phải chuyển chi phí sang người tiêu dùng.
-
Thị trường
Việt Nam nổi bật tại Triển lãm thực phẩm và đồ uống ở Singapore
19:56' - 08/04/2025
Việt Nam nổi bật với hơn 50 doanh nghiệp tham gia triển lãm, thu hút sự chú ý quan tâm của đông đảo khách tham quan.
-
Thị trường
Công suất năng lượng tái tạo năm 2024 cao kỷ lục
11:13' - 08/04/2025
Năm 2024, năng lượng tái tạo chiếm mức cao kỷ lục 32% sản lượng điện toàn cầu khi nhu cầu điện nói chung tăng 4% do nắng nóng và sự bùng nổ các trung tâm dữ liệu.