Khai thác bền vững giá trị di sản thế giới Tràng An
Phát triển du lịch theo hướng bền vững là hướng đi mà toàn ngành du lịch Việt Nam.
Di sản thúc đẩy phát triển du lịchVới diện tích gần 1.400 km2, tỉnh Ninh Bình có địa hình đa dạng với rừng núi, sông hồ, đất ngập nước, đồng bằng và vùng ven biển. Đây là các điều kiện tự nhiên tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng các hệ sinh thái độc đáo cho Ninh Bình. Đây là thế mạnh mà không phải địa phương nào cũng có được.Thêm vào đó, Ninh Bình có tới 1.499 di tích phân bổ trên địa bàn 146 xã, phường, thị trấn, trong đó có 79 di tích quốc gia, 250 di tích cấp tỉnh với 260 lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm.
Đặc biệt, ngày 25/6/2014, Quần thể danh thắng Tràng An được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.
Là một vùng thiên nhiên kỳ thú, rừng núi nguyên sơ với diện tích hơn 12.000 ha, Quần thể danh thắng Tràng An trở thành Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển ngành du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp sang dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập người dân địa phương.Năm 2017, khách du lịch đến Ninh Bình đạt trên 7 triệu lượt, tăng hơn 8% so với năm 2016. Trong đó, khách nội địa là hơn 6,15 triệu lượt, tăng 7% so với năm 2016, khách quốc tế 850.000 lượt, tăng trên 20%.
Doanh thu từ du lịch đạt hơn 2,5 nghìn tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2016, riêng Quần thể danh thắng Tràng An đón trên 6 triệu lượt khách.
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2016 trong đó xác định “Bảo vệ và phát huy hiệu quả, bền vững các giá trị của Di sản là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp và của nhân dân trong tỉnh”.Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết và các Quy định trong quản lý, bảo tồn và phát huy Di sản này.
Ông Bùi Thành Đông, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết: Du lịch đã góp phần đưa hình ảnh Ninh Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Quần thể danh thắng Tràng An đã thu được những kết quả tích cực.Các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện các quy định của pháp luật và Công ước của UNESCO về quản lý, bảo vệ di sản; ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị di sản, nhất là của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp được nâng lên.
Hoạt động du lịch, dịch vụ từng bước được tổ chức, quản lý khoa học theo hướng bền vững; an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được đảm bảo. Bên cạnh đó, công tác quảng bá xúc tiến du lịch ngày càng được chú trọng, luôn đổi mới về hình thức và nội dung, góp phần tích cực nâng cao hình ảnh, xây dựng thương hiệu, thu hút ngày càng đông khách du lịch đến Ninh Bình.
Cam kết gìn giữ giá trị toàn cầu của di sản Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Chung Phụng cho biết, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chương trình, kế hoạch, chiến lược về bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới gắn với phát triển du lịch.Đến nay, các giá trị đặc biệt, độc đáo của Quần thể danh thắng Tràng An luôn được quan tâm, bảo tồn, quảng bá đến đông đảo bạn bè trong nước, quốc tế. Những tiềm năng, thế mạnh của di sản đã được phát huy, đem lại những thay đổi tích cực trong phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Tuy nhiên, Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An là một di sản “sống”. Đây là nơi sinh sống của trên 44.000 người dân, trong đó vùng lõi có trên 14.000 người dân. Do đó việc quản lý, bảo vệ Di sản và phát triển du lịch luôn đặt ra khó khăn, thách thức lớn. Trong đó, nhận thức của một số cán bộ, nhân dân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Quần thể danh thắng Tràng An chưa cao, sự phối hợp của các cấp, các ngành, đơn vị quản lý, khu, điểm du lịch trong vùng di sản còn chưa chặt chẽ.Ngoài ra, trách nhiệm của cộng đồng địa phương trong bảo vệ di sản, xây dựng môi trường văn hóa, văn minh trong các hoạt động lễ hội, dịch vụ du lịch chưa được triển khai sâu rộng. Hiệu quả các giải pháp phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và chưa có tính đột phá gắn với thương hiệu di sản…
Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Thành Đông nêu rõ: Để bảo vệ, giữ gìn tính nguyên vẹn và phát huy hiệu quả các giá trị của di sản gắn với phát triển du lịch bền vững, thời gian tới tỉnh Ninh Bình cần tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong quản lý di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.Các đơn vị chức năng cần kiểm tra, rà soát các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn di sản, từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế, phát triển các hoạt động du lịch một cách bền vững, có trách nhiệm.
Ngoài ra, tỉnh cần đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư, bảo vệ, khai thác hiệu quả giá trị của Di sản Tràng An nói riêng, danh thắng tại Ninh Bình nói chung...
Cam kết với mục tiêu cao nhất là quản lý, bảo tồn và giữ gìn các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản để trao truyền lại cho các thế hệ mai sau, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Chung Phụng khẳng định, tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản Quần thể danh thắng Tràng An.Đồng thời, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình sẽ phát huy bền vững, hiệu quả các giá trị của khu di sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân địa phương, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của một khu di sản thế giới./.
>>>Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ từ trên cao của danh thắng Tràng An
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch Việt Nam: Biển Cửa Lò hút khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
18:20' - 29/04/2018
Biển Cửa Lò, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đang thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tắm biển và nghỉ dưỡng trong dịp nghỉ lễ.
-
Đời sống
Festival Huế 2018: Ẩm thực cung đình và dân gian Huế kết hợp du lịch vươn ra thế giới
17:51' - 29/04/2018
Ngày 29/4, Hội thảo khoa học quốc tế Ẩm thực cung đình và dân gian Huế, do tỉnh Thừa Thiên - Huế và Công ty Phú Đạt Gian tổ chức có chủ đề "Nâng tầm - phát triển - kết hợp du lịch vươn ra thế giới".
-
Kinh tế & Xã hội
Khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng năm 2018
21:24' - 27/04/2018
Chiều 27/4, tại Công viên Biển Đông (Đà Nẵng), Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tổ chức lễ khai trương chương trình Mùa du lịch biển Đà Nẵng năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.