Khẩn trương hiện thực hóa các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh
Do đó, rất mong muốn xây dựng cơ chế để vận hành chính quyền đô thị cho đô thị lớn như thành phố, đồng thời những kết quả đạt được không chỉ đóng góp cho thành phố mà cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như cả nước.
Đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo Hiện thực hóa Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh do báo Người Lao động tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 27/6.
Tối ưu hóa các nguồn lực, tiềm năng phát triểnChia sẻ tại hội thảo, ông Tô Đình Tuân, Tổng biên tập Báo Người Lao động cho biết, chiều 24/6, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh. Từ ngày 1/8, khi Nghị quyết chính thức có hiệu lực, với nhiều chính sách đặc thù, đặc biệt là cho phép thí điểm những mô hình mới, cách làm mới, Tp. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội tối ưu hóa mọi nguồn lực, tiềm năng sẵn có để phát triển vượt bậc. Đây là chìa khóa quan trọng không chỉ cho Tp. Hồ Chí Minh mà còn thúc đẩy phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như lan tỏa cho cả nước.
Ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận, Tp. Hồ Chí Minh có Nghị quyết mới về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù là thành công của một quá trình nỗ lực lâu dài của thành phố và cả nước. Đây không chỉ là thành công cho Tp. Hồ Chí Minh mà là cả nước. Bởi đây là cú đột phá cho một hình mẫu phát triển mới, mở ra một hình mẫu của cả nước về đổi mới. Khi mà có một hình mẫu tốt thì các địa phương khác cứ thế mà làm vì tạo một độ mở, độ tích cực. Quan trọng hơn nữa đây là thành công của tinh thần cải cách của cả nước. Một điều nữa mà ông Trần Đình Thiên tâm đắc từ Nghị quyết này là cho Tp. Hồ Chí Minh được phép thí điểm những gì chưa có."Cái này rất quan trọng. Điều này là một một cơ sở pháp lý, một thể chế đảm bảo cho quá trình thực thi tới đây của Tp. Hồ Chí Minh tránh được rủi ro rất nhiều. Nhất là trong bối cảnh mọi thứ đang chậm lại, một bộ phận cán bộ, công chức e dè, không dám làm", ông Trần Đình Thiên phân tích.
Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Nghị quyết mới vừa được Quốc hội thông qua với mong muốn làm sao khơi thông nguồn lực để Tp. Hồ Chí Minh có thể tự bứt phá bằng nguồn lực của mình.
Nghị quyết này đã được ban hành một cách tâm huyết ngay khi Quốc hội cho phép gia hạn Nghị quyết 54. Tp. Hồ Chí Minh đã đề xuất cơ chế chính sách để nghiên cứu đề xuất ban hành nghị quyết mới với việc tiếp thu ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế ngay từ ngày đầu.
Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, rút kinh nghiệm của 3 khía cạnh từ Nghị quyết 54 không đạt như mong muốn kỳ vọng, do đó lần này thành phố đặt mục tiêu là tổ chức thực hiện thế nào để hiệu quả nhất đáp ứng mong đợi của người dân thành phố và cả nước. Do đó, thành phố ngày từ đầu đã ban hành kế hoạch, bám sát với các cơ quan trung ương, bộ, ngành và từng cơ quan liên quan để có kế hoạch dự thảo. Ông Nguyễn Quang Thanh, Phó Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp. Hồ Chí Minh (HFIC) cho biết, Nghị quyết cho phép nguồn thu từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn được dùng để tăng vốn điều lệ cho HIFC. HĐND được bố trí vốn đầu tư công từ ngân sách thành phố để hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư được HFIC cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đây là chương trình kích cầu mà thành phố mong muốn phát triển ngay trong năm nay.Công ty đang tiếp cận với Ngân hàng Thế giới, IFC, ADB để huy động nguồn lực trái phiếu, nguồn vốn giá rẻ. Ngay từ đầu tháng 5, HFIC đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố soạn dự thảo trình HĐND. Đến nay, dự thảo này đã cơ bản hoàn thành để dự kiến trình UBND và HĐND trong kỳ họp gần nhất. Sắp tới, với nhiều cơ chế như thế thì sẽ giúp thành phố phát triển vượt bậc hơn.
Khẩn trương hiện thực hóa các cơ chế, chính sách vượt trộiChủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, Tp. Hồ Chí Minh đang rất khẩn trương chuẩn bị về tâm thế, các nội dung, các điều kiện triển khai Nghị quyết này. Đầu tháng 7/2023, Tp. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hội nghị toàn thành phố để triển khai Nghị quyết. Trong quá trình đó, Tp. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với các cơ quan trung ương, các viện, trường, các chuyên gia để cụ thể hóa hơn các cơ chế, chính sách, sắp xếp ưu tiên để triển khai trong thời gian sắp tới.
"Chúng tôi hiểu rằng việc triển khai Nghị quyết rất khó khăn nên Tp. Hồ Chí Minh sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan trung ương, chuyên gia để chuẩn bị tốt nhất. Tp. Hồ Chí Minh rất mong muốn các cơ quan trung ương hỗ trợ thành phố để triển khai Nghị quyết đạt kết quả cao nhất", ông Phan Văn Mãi chia sẻ. Để hiện thực hóa Nghị quyết, ông Trần Đình Thiên gợi mở 3 việc quan trọng cần làm ngay. Theo đó, đầu tiên cần quan tâm đến công tác con người. Một trong những cơ chế vượt trội trong Nghị quyết chính là cách tiếp cận tổ chức bộ máy cho thấy phù hợp với vai trò, tầm vóc của Tp. Hồ Chí Minh.Đó là cho phép thành phố có cơ quan chức năng phù hợp với mình; chủ động biên chế cấp cơ sở. Do đó, Tp. Hồ Chí Minh cần nhấn mạnh vào để sắp xếp lại bộ máy tổ chức hiệu quả, chịu trách nhiệm cá nhân, công việc có đầu mối rõ ràng... Đây chính là điều kiện hàng đầu để hiện thực hóa Nghị quyết này.
Theo ông Trần Đình Thiên, cần phải thống nhất quan điểm, nhận thức là thực hiện Nghị quyết mới hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của Tp. Hồ Chí Minh mà phải là sự hỗ trợ, phối hợp có hiệu quả, tích cực từ Trung ương. Trung ương phải có một sự đảm bảo mạnh mẽ để Tp. Hồ Chí Minh thực hiện tốt, hiệu quả Nghị quyết. Cuối cùng, đó là cần sự phối hợp hành động."Cơ chế, chính sách này cần được mở ra cho cả 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Bốn địa phương này đã liên kết trên nhiều lĩnh vực, giờ liên kết được thể chế là không gì bằng", ông Trần Đình Thiên nhận định.
Từ thực tiễn địa phương, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cho biết, theo nội dung đột phá chiến lược để huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố, tổng kinh phí dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 266.000 tỷ đồng. Trong số đó, vốn ngân sách thành phố khoảng 92.000 tỷ đồng và vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là 174.000 tỷ đồng. Như vậy, đối với cơ chế đề xuất áp dụng hình thức hợp đồng BOT, thành phố sẽ tập trung đối với các tuyến đường trục chính đô thị, kết nối vùng, quốc lộ đi qua địa phận Tp. Hồ Chí Minh như quốc lộ 1, quốc lộ 13, quốc lộ 22… Quy mô đầu tư mở rộng thông qua việc thu hút được vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ khu vực tư nhân, thông qua hình thức BOT là rất cần thiết. Đối với cơ chế áp dụng mô hình TOD (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng), ông Bùi Hòa An cho biết, hiện nay sở chủ động rà soát, xác định phạm vi vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt đô thị, vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 thuộc địa phận thành phố; phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc đề xuất danh mục các dự án đầu tư công độc lập để khai thác quỹ đất bảo đảm đồng bộ, hiệu quả. Cụ thể hơn, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng, nhìn một cách khách quan thì Nghị quyết đang gỡ những thứ lâu nay mà Tp. Hồ Chí Minh gặp phải hàng ngày, mà chưa gỡ hết nên vẫn còn nhiều thứ phải làm. Nhìn vào các cơ chế trong Nghị quyết, ông Thiên thấy một số cái làm được ngay.Đầu tiên, là gỡ những nút thắt giao thông, phát triển đô thị theo hướng mở của giao thông và cải thiện đời sống của cán bộ công chức nhà nước. Đồng thời, Tp. Hồ Chí Minh nên ưu tiên tập trung vào một số dự án thật sự làm được, có tác động lan tỏa bởi trong bối cảnh nguồn lực của thành phố không nhiều, đặc biệt là nguồn lực con người.
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả, ông Cung đề xuất, thành phố cần thiết kế bộ máy thực thi phải rất chuyên trách, độc lập, thường xuyên, liên tục. Cần tổ chuyên trách và độc lập, rất thiện chiến và có sự tham gia của bên ngoài gồm cả giới doanh nhân và giới nghiên cứu. Tổ này cần lên kế hoạch và có một việc luôn phải làm là đánh giá tình hình kết quả triển khai thực hiện…Đồng thời, thành phố cũng nên kiến nghị trung ương có một tổ theo dõi thực hiện cơ chế trong Nghị quyết mới, để cùng kiến nghị và gỡ khó ngay trong quá trình thực hiện. Hiện tại đang có sự thiết kế hội đồng vùng cho Đông Nam Bộ và có thể kiến nghị một số điều để hội đồng tiếp nhận báo cáo, chỉ đạo những điều vướng để xử lý hoặc xin ý kiến kiến nghị, tránh chờ đợi mất thời gian trong quá trình triển khai./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh sẽ hợp tác với Pháp về quy hoạch, bảo tồn di sản và chuyển đổi sinh thái
08:00' - 27/06/2023
Vùng Ile-de-France ủng hộ phương hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và hai địa phương sẽ phối hợp với nhau để nghiên cứu, xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên nguồn lực cho các dự án giao thông mang tính liên kết vùng Đông Nam Bộ
18:58' - 23/06/2023
Bộ GTVT cho biết vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41'
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38'
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23'
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04'
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00'
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37'
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51'
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.