Khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định để ra nghị quyết thành lập Bộ Xây dựng
Sáng 4/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng với Bộ Giao thông vận tải).
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải đã họp, thống nhất nội dung Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (Dự thảo Nghị định); kế thừa 2 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải trước đây.
Trong đó, Dự thảo Nghị định quy định đầy đủ, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (bao gồm cả lĩnh vực Giao thông vận tải), không bỏ sót nhiệm vụ, nội dung quản lý, không trùng lắp, chồng chéo với các bộ, ngành khác; đảm bảo quản lý thông suốt từ Trung ương đến địa phương.
Đồng thời, Dự thảo Nghị định bổ sung, làm rõ một số chức năng về Quy hoạch khu dân cư nông thôn; cấp nước sinh hoạt, thoát nước và xử lý nước thải khu dân cư nông thôn tập trung nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Xây dựng dự kiến có 23 đơn vị, đầu mối trực thuộc (trước khi hợp nhất 2 bộ có 42 đơn vị, đầu mối). Cơ cấu tổ chức bộ máy bảo đảm “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm nguyên tắc một cơ quan, đơn vị có thể thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm.
Thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trên cơ sở đảm bảo các điều kiện, năng lực của các cơ quan, tổ chức được phân cấp, phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, yêu cầu cải cách hành chính.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành đã đóng góp ý kiến, đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ, hoàn thiện một số nội dung trong Dự thảo Nghị định liên quan đến quản lý nhà nước về rác thải, nước thải; cấp, thoát nước; phát triển hạ tầng ở nông thôn; quản lý các công trình hạ tầng đa mục tiêu; thực hiện chuyển đổi xanh đối với hạ tầng xây dựng và giao thông; thiết lập, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về xây dựng và giao thông vận tải...
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực của hai bộ cùng sự đồng hành của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải).
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nguyên tắc tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng phải khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, dựa trên vị trí, chức năng, nhiệm vụ đã được giao rất cụ thể trong các quy định pháp luật mới nhất; cập nhật những vấn đề thực tiễn đã có nhưng chưa được quy định trong luật; phân định rạch ròi với các bộ, ngành khác...
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nêu rõ "cần nắm chắc tư duy những gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền tối đa"; đồng thời tăng cường năng lực, kiện toàn các cục, vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với những lĩnh vực, hoạt động mà địa phương chưa làm được hoặc mang tính đặc thù của ngành xây dựng, giao thông vận tải như thực hiện rất nhiều dự án đầu tư xây dựng quan trọng...
Về một số nội dung cụ thể, Phó Thủ tướng lưu ý, chức năng, nhiệm vụ quản lý về kiến trúc và xây dựng tại đô thị, nông thôn cần phải đi liền nhau, rõ ràng về quy trình, tiêu chuẩn... Mỗi vùng nông thôn, đô thị phải có quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về hạ tầng giao thông, xây dựng, kiến trúc... vừa phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo, lối sống của người dân; vừa bảo tồn, phục dựng, tôn tạo những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu thể hiện nội dung chuyển đổi số, chuyển đổi xanh phải được thể hiện trong mọi chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng. Theo đó, trong chuyển đổi số cần tập trung vào hạ tầng, cơ sở dữ liệu, sàn giao dịch số... Chuyển đổi xanh cần chú trọng vào hạ tầng, hệ sinh thái đô thị, phương tiện giao thông… Một số lĩnh vực như hàng hải, đường thủy nội địa, đường bộ... cần tách bạch hoạt động quản lý nhà nước với đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cũng như doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo 2 bộ (Xây dựng, Giao thông vận tải) khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo Nghị định, trình Chính phủ xem xét để có thể ban hành và có hiệu lực ngay sau khi Quốc hội ra nghị quyết thành lập Bộ Xây dựng (sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng với Bộ Giao thông vận tải).
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
12:55' - 25/01/2025
Sáng 25/1, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị: Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới
10:36' - 01/01/2025
Phóng viên TTXVN đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị về việc phân cấp phân quyền và tinh gọn bộ máy quản lý trong hoạt động xây dựng để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Đề án hợp nhất 2 Bộ Xây dựng và Giao thông Vận tải đúng tiến độ
15:32' - 14/12/2024
Trước ngày 20/12/2024, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Xây dựng) tiếp tục tham mưu để Lãnh đạo Bộ và Bộ Giao thông Vận tải làm việc với Bộ Nội vụ để hoàn thiện Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy sau hợp nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.