Khẩn trương tham vấn ý kiến về 5 nhóm giải pháp phục hồi phát triển kinh tế
Thông tin với báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ tháng 10, chiều ngày 6/11, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Bộ đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là tham vấn các ý kiến chuyên gia đầu ngành về kinh tế, tài chính, lao động xã hội… cả trong nước và nước ngoài để xây dựng hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế (Chương trình).
Về nội dung cơ bản của Chương trình đề xuất 5 hướng giải pháp trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quốc tế, rút kinh nghiệm bài học trong quá khứ, đặc biệt là từ suy thoái kinh tế giai đoạn 2009-2011. Trên cơ sở đó đề ra các quan điểm cốt lõi quan trọng kết hợp cả phục hồi và phát triển. Do vậy các giải pháp đưa ra kết hợp cả ngắn hạn và dài hạn. Theo đó, nhóm giải pháp thứ nhất liên quan phòng chống dịch hiệu quả, linh hoạt, tạo điều kiện mở lại hoạt động kinh tế xã hội bình thường. Theo Thứ trưởng Phương, đây là giải pháp căn cơ và là điều kiện cần của các nhóm giải pháp khác. Nhóm 2 liên quan an sinh xã hội thể hiện quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước về phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nhóm giải pháp thứ 3 là về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình gặp khó khăn trước tác động dịch COVID-19 thời gian vừa qua có cơ phục hồi sản xuất kinh doanh, cũng như có nguồn lực cần thiết phục vụ phát triển trong thời gian tới. Nhóm giải pháp thứ tư mang tính dài hạn hơn là thúc đẩy đầu tư công; trong đó bên cạnh đầu tư trung hạn là các đề xuất về đầu kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại. Nhóm giải pháp thứ 5 về quản lý điều hành hướng tới mục tiêu quản lý rủi ro, kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô… Thứ trưởng Trần Quốc Phương kỳ vọng với 5 nhóm giải pháp mang tính toàn diện sẽ đáp ứng mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế. Nhấn mạnh về nguồn lực cho Chương trình, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, đây là vấn đề quan trọng đảm bảo các giải pháp của Chương trình có tính khả thi. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối phợp với các cơ qua liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Y tế… để hoàn thiện Chương trình và chuẩn bị giải trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định. Thông tin về tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, nhờ kiểm soát dịch bệnh, nền kinh tế từng bước mở cửa, hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần ổn định trong trạng thái bình thường mới lĩnh vực kinh tế - xã hội tháng 10 đã khởi sắc hơn so với tháng 9. Theo đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số CPI tháng 10 giảm 0,2% so với tháng 9; 10 tháng tăng 1,81% so cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất từ năm 2016. Thị trường tiền tệ, tỷ giá ổn định, lãi suất có xu hướng giảm. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 6,9% so với tháng trước, 10 tháng tăng 3,3%. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định.Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 10 tăng 111,2% về số lượng và tăng 73,9% về vốn so với tháng 9; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 29,8%. Xuất khẩu trong tháng 10 tăng 6,4% so với tháng trước. Xuất siêu thực hiện trong tháng 10 là 2,85 tỷ USD. Tính chung 10 tháng xuất siêu đã trở lại đạt 160 triệu USD.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại.Kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro và sức ép lạm pháp do nhiều mặt hàng tăng mạnh trên thị trường quốc tế và chỉ số lạm pháp ở nhiều nước tăng mạnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn; giải ngân vốn đầu tư công thấp; một số chuỗi sản xuất, lao động chưa phục hồi; đời sống một bộ phận nhân dân gặp khó khăn, nhất là ở những địa bàn có dịch bùng phát.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT không đồng thuận đề nghị nhập khẩu 37 toa xe cũ của Nhật Bản
19:48' - 06/11/2021
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ rất nghiêm túc xem xét trước đề xuất mua. Tuy nhiên trên cơ sở các quy định pháp luật Việt Nam, các toa tầu này không đảm bảo các yêu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
15 năm gia nhập WTO - Việt Nam khẳng định vị thế trên đại lộ hội nhập
18:19' - 06/11/2021
Nhìn lại chặng đường 15 năm được kết nạp là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay (7/11/2006-7/11/2021), Việt Nam đã có một bước tiến dài trên đại lộ hội nhập.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Thành ủy Hà Nội: "Sức khỏe" của doanh nghiệp là "sức khỏe" của nền kinh tế
17:23' - 06/11/2021
Ngày 6/11, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch COVID-19”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Malaysia
11:38'
Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong khối ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Việt Nam trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong ký ức những kỹ sư địa chất
11:34'
Nguyên Chủ tịch nước từng lăn lộn trên khắp các vùng miền, khảo sát và nghiên cứu địa chất, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh về Lễ đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
11:27'
Sáng 25/5/2025, Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
11:09'
Trong tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 9 (từ ngày 26-29/5/2025), Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tầng lớp nhân dân xúc động tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
11:08'
Phía bên ngoài Nhà Tang lễ Quốc gia, những cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, công nhân viên chức, sinh viên, học sinh trật tự xếp hàng, đôi mắt hướng về phía trong với ánh nhìn lặng buồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:04'
Hãy cùng nhìn lại một số dự kiến kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:24'
Sáng 25/5, Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai ngay giải pháp để giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế
20:28' - 24/05/2025
Chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp về tình hình thị trường vàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xử lý nghiêm tạo giá ảo, lũng loạn thị trường bất động sản
19:05' - 24/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý nghiêm đầu cơ, tạo giá ảo, thao túng, lũng loạn thị trường bất động sản; yêu cầu tăng cung, giảm giá, đảm bảo người dân tiếp cận nhà ở công bằng, bền vững.