Khánh Hòa: Các sở, ngành cần "mở rộng cửa" đón doanh nghiệp vào đầu tư
Chiều 23/12, tại buổi đối thoại với doanh nghiệp lần thứ 2 năm 2020 do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh: Không thể đợi các doanh nghiệp tìm đến với tỉnh, thay vào đó các sở, ngành cần "mở rộng cửa" chào đón các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; phải đặt mình vào doanh nghiệp để hiểu và cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo tiếng nói chung để cộng đồng các doanh nghiệp phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của địa phương.
Cuộc đối thoại có sự tham gia của hơn 200 đại diện doanh nghiệp, nhà đầu tư. Phát biểu tại buổi đối thoại, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định nêu rõ: Địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế hơn một số tỉnh trong cả nước, cho nên trong thời gian dài Khánh Hòa phát triển khá nhanh, trở thành một trong số tỉnh có đóng góp cao vào ngân sách nhà nước.Tuy nhiên, những thuận lợi sẽ giảm dần trong khi nhiều địa phương khác có các giải pháp mời gọi, thu hút doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư rất tốt. Do vậy, lãnh đạo tỉnh phải có tư duy mới, động viên doanh nghiệp đầu tư vào địa phương.
Bí thư Tỉnh ủy cũng ghi nhận rằng phía chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước đã có những chuyển biến tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp, nhưng vẫn còn tình trạng chậm hoặc kéo dài thời gian giải quyết các thủ tục, hồ sơ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn. Tại buổi đối thoại, các doanh nghiệp cũng nêu ra những khó khăn, hạn chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư; công trình hạ tầng giao thông; kiến nghị lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa sớm có biện pháp giải quyết những chậm trễ trong việc giải quyết các thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản đã kéo dài nhiều năm… Ông Phạm Xuân Nam, Chủ tịch Công ty Đại Thuận (Nha Trang), cho biết: Với vai trò là đối tác của Nhà nước, các doanh nghiệp hy vọng tỉnh sẽ đồng hành và cổ vũ các doanh nghiệp để tạo điều kiện, cũng như có những chính sách thỏa đáng để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển, đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh. Các ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp được giải đáp trực tiếp. Một số ý kiến được lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tiếp thu, giao cho các ngành tiếp tục nghiên cứu trả lời. UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành phải thường xuyên có sự gặp gỡ, trao đổi để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp với sự phát triển chung của tỉnh, cũng như các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng; đồng thời cho biết năm 2020, dù gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 song tỉnh Khánh Hòa vẫn thu hút 25 dự án đầu tư ngoài ngân sách (gần gấp đôi so với năm 2019) với tổng vốn khoảng hơn 7.701 tỷ đồng.Trong khi đó vào năm 2019 tỉnh chỉ thu hút được 13 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 4.717 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ tỉnh có môi trường khá tốt để kêu gọi các đầu tư./.
>>PVN kiến nghị sửa đổi Luật Dầu khí và Luật Thuế giá trị gia tăng
- Từ khóa :
- khánh hòa
- thu hút đầu tư
- đối thoại doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh thu hút và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
14:01' - 17/12/2020
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Đình Xuân cho biết, năm 2021, tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút đa dạng nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
14:52' - 16/12/2020
UBND Tp HCM sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đa dạng hoạt động kết nối cung cầu của thành phố với doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ