Khi Đà Nẵng mở lối cho sáng kiến tài chính thế giới
Thay vào đó, chiến lược đặt trọng tâm vào sự kết nối đồng bộ giữa TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước và Đà Nẵng – thành phố sáng tạo của miền Trung. Đây là mô hình phân vùng chức năng hiện đại, tạo điều kiện để từng địa phương phát huy thế mạnh đặc thù, hỗ trợ lẫn nhau một cách chiến lược.
Không gian thử nghiệm và định hình sáng kiến tài chính mới
Việc xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế đã được đề cập từ nhiều năm qua trong các chiến lược phát triển kinh tế - tài chính của Việt Nam. Quyết định 2097/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường tài chính Việt Nam đến năm 2030 đã nhấn mạnh việc nghiên cứu xây dựng một Trung tâm Tài chính quốc tế đặt tại TP. Hồ Chí Minh và tiến tới hình thành mô hình tài chính kết nối liên vùng.
Năm 2022, UBND TP. Hồ Chí Minh đã trình Chính phủ Đề án "Phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh", đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm tài chính trong khu vực ASEAN. Trong khi đó, Đà Nẵng cũng triển khai các chiến lược riêng, hướng đến các mô hình thử nghiệm thể chế, dịch vụ tài chính số, và cơ chế sandbox. Đến đầu năm 2024, Đà Nẵng đệ trình Chính phủ về thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế. Ngày 4/1/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 259/NQ‑CP, thành lập và vận hành trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng (cùng với Tp. Hồ Chí Minh) trong năm 2025. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra hướng dẫn chung về quy hoạch, để đảm bảo không chồng chéo và có tính liên kết vùng rõ ràng. Theo ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, sau thời gian dài cố gắng, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam đặt ở 2 địa phương, là TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Về đất đai, Đà Nẵng đã chuẩn bị các khu đất để đặt Trung tâm Tài chính quốc tế. Nếu không có gì thay đổi, Quốc hội sẽ thông qua cơ chế chính sách đối với Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam tại kỳ họp vào cuối tháng 6 này. Theo ông Richard Dean McClellan - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành RMAC Advisory, LLC, việc Việt Nam không "đặt cược" tất cả vào Tp. Hồ Chí Minh, mà tạo sự cân bằng chiến lược giữa ba trung tâm là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển đa trung tâm tài chính trên thế giới; trong đó, Hà Nội đóng vai trò đầu não về hoạch định chính sách và quản trị hệ thống; TP. Hồ Chí Minh duy trì vị thế là trung tâm tài chính - kinh tế sôi động, nơi thu hút nhà đầu tư quốc tế và Đà Nẵng được định vị là không gian thử nghiệm các sáng kiến mới, với vị trí kết nối vùng trọng yếu miền Trung. Đáng chú ý, Đà Nẵng ngày càng nổi lên như một điểm sáng trong chiến lược này. Với lợi thế vị trí địa lý nằm gần các trung tâm tài chính châu Á, cơ sở hạ tầng đồng bộ, môi trường sống thuận lợi và cộng đồng doanh nghiệp năng động, thành phố này có đầy đủ nền tảng để phát triển thành trung tâm tài chính cấp khu vực. PGS.TS Đặng Tùng Lâm – Trưởng khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng cho rằng, việc định hướng xây dựng khu thương mại tự do tại Đà Nẵng chính là bước đi chiến lược để mở rộng không gian phát triển tài chính và thương mại quốc tế. Thực tế triển khai cũng cho thấy, Đà Nẵng đang đi đầu ở ba lĩnh vực then chốt: Phát triển tài chính xanh, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững; đẩy mạnh tài chính thương mại thông qua khu thương mại tự do - nơi các quy định được nới lỏng và sáng tạo có không gian thử nghiệm; thúc đẩy tài chính số và đổi mới sáng tạo với mô hình sandbox - cơ chế thí điểm cho các sản phẩm tài chính mới. “Khi triển khai Trung tâm Tài chính quốc tế, Đà Nẵng sẽ có nhiều điều kiện để phát triển hơn; đặc biệt là sẽ thu hút được nguồn vốn rất lớn, là một nguồn lực đầu tư cho Đà Nẵng”, ông Lê Trung Chinh nói.Sandbox - "Phòng thí nghiệm mở" cho tài chính sáng tạo
Trong tiến trình xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế, cơ chế sandbox đang đóng vai trò như một "chất xúc tác" cho hệ sinh thái đổi mới. Theo ông Ben El-Baz – Tổng Giám đốc Tập đoàn HashKey (Hong Kong, Trung Quốc), sandbox giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực fintech (ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ và sản phẩm tài chính), có thể thử nghiệm ý tưởng, mô hình kinh doanh mới mà không bị bó buộc trong các quy định cứng nhắc của hệ thống tài chính truyền thống. Quan trọng hơn, nó tạo ra một không gian hợp tác giữa doanh nghiệp và chính quyền để cùng hoàn thiện sản phẩm và khung pháp lý liên quan.
Tại Việt Nam, Nghị định 94/2025/NĐ‑CP ngày 29/4/2025, có hiệu lực từ 1/7/2025, đã lập ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng. Nghị định này cho phép tổ chức tín dụng và các công ty fintech thử nghiệm ba nhóm sản phẩm: chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu qua Open API và cho vay ngang hàng (P2P Lending). Các đơn vị tham gia phải xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, bảo vệ người tiêu dùng và chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Mỗi đợt thử nghiệm có thời hạn tối đa 2 năm, với khả năng gia hạn. Các doanh nghiệp chỉ được thử nghiệm trong phạm vi được cấp phép và phải báo cáo định kỳ theo quy định. Đây là nền tảng quan trọng để Việt Nam xây dựng hệ sinh thái tài chính hiện đại, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa dịch vụ tài chính.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tại khu vực đưa sandbox vào quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, đặt những viên gạch đầu tiên cho việc triển khai sandbox trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, như PGS.TS Phan Dũng, Phó Trưởng khoa Ngân hàng và Tài chính, Đại học Ngoại thương nhận định, cần mở rộng và làm sâu thêm cơ chế này. Chẳng hạn, thông qua các API mở, doanh nghiệp có thể tích hợp dịch vụ tài chính vào các nền tảng công nghệ, từ đó hình thành các mô hình tài chính mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường mà vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Những động thái này cho thấy Việt Nam không chỉ quan tâm đến quy mô hạ tầng, mà còn đặt trọng tâm vào thử nghiệm chính sách và hoàn thiện thể chế từ thực tiễn. Chiến lược phát triển IFC của Việt Nam đang cho thấy tầm nhìn dài hạn và sự thực tế. Việc lựa chọn mô hình Trung tâm Tài chính quốc tế đặt tại 2 địa phương sẽ tạo thế cân bằng, giúp giảm áp lực tập trung, gia tăng khả năng phản ứng linh hoạt với các xu hướng toàn cầu. Trong mô hình này, Đà Nẵng đóng vai trò như một "phòng thí nghiệm mở", nơi thử nghiệm các ý tưởng mới về thể chế, sản phẩm và công nghệ tài chính trước khi nhân rộng ra phạm vi quốc gia.
Tuy nhiên, để mô hình này vận hành hiệu quả, cần có sự phân định rõ ràng chức năng và vai trò của từng địa phương. Như PGS.TS Đặng Tùng Lâm đã nhấn mạnh, không thể để các vùng "cạnh tranh ngầm" mà phải thiết kế một hệ thống kết nối bổ trợ, nơi mỗi trung tâm phát huy vai trò đặc trưng nhưng không tách rời khỏi chiến lược chung.
Quan trọng hơn, chiến lược phát triển IFC cần đi kèm với đầu tư đồng bộ vào hạ tầng cứng (như logistics, giao thông thông minh, đô thị tài chính) và hạ tầng mềm (nguồn nhân lực, công nghệ số, thể chế linh hoạt). Đây là những yếu tố nền tảng để tạo nên sức cạnh tranh thực sự. Nếu thực hiện đồng bộ, như ông Richard McClellan nhận định, Việt Nam hoàn toàn có thể xác lập được một vị trí mới trên bản đồ tài chính quốc tế trong vòng từ 10 - 15 năm tới.
Đà Nẵng không phải là trung tâm tài chính của mọi thứ - nhưng có thể là nơi bắt đầu cho những khả năng mới. Tư duy chiến lược, hành động linh hoạt và hợp tác cởi mở sẽ là chìa khóa để thành phố này góp phần định hình một tương lai tài chính bền vững cho Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ.
- Từ khóa :
- Đà Nẵng
- kinh tế Đà Nẵng
- tin tức Đà Nẵng
Tin liên quan
-
Công nghệ
Đà Nẵng: Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” đến mọi người dân
14:58' - 07/06/2025
Ngày 5/6, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ phát động Phong trào “Bình dân học vụ số”.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng đề xuất đưa đơn vị hành chính 2 cấp mới vào hoạt động cùng thời điểm
12:35' - 05/06/2025
Tại buổi làm việc với Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Cẩm Tú ngày 5/6, Đà Nẵng đề xuất đưa đơn vị hành chính cấp tỉnh mới và cấp xã mới vào hoạt động cùng thời điểm.
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không Emirates khai trương đường bay mới từ Dubai đến Đà Nẵng
21:14' - 02/06/2025
Hãng hàng không Emirates chính thức khai thác đường bay đầu tiên từ Dubai - Đà Nẵng (quá cảnh qua Băng Cốc), với tần suất 4 chuyến mỗi tuần, vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và Chủ nhật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12'
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04'
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42'
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55'
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19'
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18'
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06'
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên
14:04'
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà nghĩa tình: TTXVN tri ân người làm báo hy sinh vì Tổ quốc
13:09'
Ngày 26/7, TTXVN đã trao tặng nhà nghĩa tình cho thân nhân Nhà báo, Liệt sỹ Lê Viết Vượng; dâng hương tại Nhà lưu niệm Nhà báo, Liệt sỹ Trần Kim Xuyến và tặng quà cho học sinh tại tỉnh Hà Tĩnh.