Khi dòng sông không còn đổ ra biển
Nhà môi trường người Maroc Mohamed Benata hướng máy ảnh ghi lại những bức hình về vùng đất khô cằn, nơi từng là cửa sông Moulouya trù phú, nhưng sau nhiều năm hạn hán và bị khai thác quá mức, nơi hợp lưu giữa dòng sông này với biển lớn chỉ còn là bãi cát khô cằn.
Sông Moulouya làm một trong những con sông dài nhất Maroc và được ví như chiếc "phao cứu sinh" cho những người nông dân trong khu vực gần biên giới Algeria.
Thế nhưng, do biến đổi khí hậu và khai thác quá mức, con sông dài 500 km này đã không thể hòa vào đại dương như trước, thay vào đó chia cắt với Địa Trung Hải bằng một bãi cát.
Ông Benata chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên sông Moulouya ngừng đổ ra biển". Dòng chảy của con sông đã yếu đi do con người khai thác nước quá mức. Và khi nước sông giảm, nước mặn dần dần xâm chiếm các mạch nước ngầm xung quanh lòng sông, phá hủy kế sinh nhai của những người nông dân sống ở hai bên bờ, sâu tới 15 km vào đất liền.
Bên ngoài làng Karbacha, anh Ahmed Hedaoui, 46 tuổi, sở hữu một số trang trại trồng dưa, song tất cả đều trong tình trạng khô cằn. Năm nay, dưa của anh nhạt màu, vàng úa và biến dạng. Do đó, đến cả những con lợn rừng còn không "đoái hoài" tới những quả dưa trên ruộng cằn.
Anh Hedaoui cho biết đã chi tới 300.000 dirham (khoảng 34.000 USD) để cải tạo đất, lắp 2 máy bơm để tưới nước, nhưng rốt cuộc không thu lại được gì. Mọi thứ đều chết vì hầu như không có mưa và dòng sông thì nhiễm mặn.
Thông thường nước biển chứa khoảng 35 g muối mỗi lít nước, trong khi nước ngọt chỉ chứa chưa đầy 0,5g. Thế nhưng con sông Moulouya này chứa tới 7g muối. Theo nhà môi trường Benata, đây chính là thảm họa đối với động vật hoang dã trong khu vực.
Xâm nhập mặn còn đe dọa tới cuộc sống của anh Mustapha, họ hàng của anh Hedaoui, đang trồng atisô gần đó. Trước khi chuyển sang làm nông nghiệp, anh Mustapha là giáo viên dạy tiếng Pháp.
Do thiếu nước, nên trang trại của anh hiện chỉ còn 1/3 diện tích đất có thể sử dụng trong tổng số 57 ha mà anh đã quyết tâm bỏ nghề giáo viên để phát triển. Mustapha tâm sự đã 2 tháng qua cánh đồng của anh đã không hề được tưới nước.
Những người nông dân ở đây không thể dùng nước sông để tưới cho cây trồng vì xâm nhập mặn đã diễn ra trong nhiều năm.
Hiện cửa sông Moulouya cũng đang ngập đầy rác, phá hủy một trong những khu bảo tồn thiên nhiên phong phú nhất khu vực.
Giới chuyên gia cho rằng chính việc quản lý nước chưa hợp lý và xây dựng quá nhiều cơ sở hạ tầng đã gây ảnh hưởng đến dòng sông Moulouya. Trên dòng sông Moulouya hiện có tới 2 trạm bơm nước và 3 con đập.
Những người nông dân như anh Hedaoui và anh Mustapha xem ra vẫn còn may mắn, bởi ông Abderrahim Zekhnini, 61 tuổi, đã phải bỏ hoang trang trại rộng 200 ha của gia đình, chỉ vì thiếu nước.
Bộ Nông nghiệp Maroc dự báo hạn hán sẽ còn tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới, với lượng mưa giảm 11% và nhiệt độ trung bình tăng 1,3 độ C vào năm 2050. Điều này có thể khiến trữ lượng nước tưới tiêu giảm đi 25%.
Thế nhưng với những người nông dân sống ở lưu vực sông Moulouya, cuộc khủng hoảng đã hiện hữu, và với họ, điều đau lòng nhất là không thể canh tác trên những mảnh đất cha truyền, con nối khi tình hình ngày càng tồi tệ hơn, trong khi thế hệ sau buộc phải "tha phương cầu thực", không thể kiếm sống trên chính mảnh đất của cha ông./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Dàn giao hưởng Venezuela lập kỷ lục Guinness
11:01' - 21/11/2021
Hệ thống dàn nhạc giao hưởng thanh thiếu niên và nhi đồng quốc gia Venezuela, thường được gọi là El Sistema, đã lập kỷ lục Guiness là dàn giao hưởng lớn nhất thế giới.
-
Đời sống
Tỷ lệ rừng Amazon bị tàn phá tăng lên mức cao nhất trong 15 năm
15:32' - 19/11/2021
Diện tích rừng mưa nhiệt đới Amazon nằm trên lãnh thổ Brazil bị tàn phá trong năm nay đã tăng 22% so với năm ngoái.
-
Đời sống
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não bộ
07:41' - 17/11/2021
Các nhà nghiên cứu của Đại học Queensland (Australia) mới đây đã chứng minh được việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn có tác động tiêu cực tới khả năng hoạt động của não bộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Nhiều đường phố Côte d’Ivoire đồng loạt khoác tên mới
07:00'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, thủ đô kinh tế Abidjan của Côte d’Ivoire đã bắt đầu đổi tên các con phố và đại lộ vốn được đặt từ thời thực dân Pháp cai trị.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 3/5
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 3/5 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 3/5, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Nhiều du khách mắc kẹt trên vòng quay London Eye giữa nắng nóng
15:51' - 02/05/2025
Ngày 1/5, vòng quay London Eye tại thủ đô của Anh đã bị sự cố khiến nhiều du khách bị mắc kẹt bên trong các cabin kính giữa thời tiết nắng nóng.
-
Đời sống
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ về Việt Nam
15:46' - 02/05/2025
Đêm 1/5, Xá lợi Đức Phật đã được cung rước bằng chuyên cơ quân sự của Chính phủ Ấn Độ từ thủ đô New Delhi trong không khí trang nghiêm và sẽ tôn trí tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5.
-
Đời sống
Địa đạo Củ Chi: Dấu tích kiên cường hút khách ngày thống nhất
15:29' - 02/05/2025
Trong dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dòng người từ khắp mọi miền đất nước và quốc tế đổ về tham quan địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh).
-
Đời sống
Sun World Ba Na Hills vận hành tuyến cáp treo mới
13:00' - 02/05/2025
Ngày 30/4, Sun World Ba Na Hills đã chính thức vận hành tuyến cáp treo số 8, đưa du khách từ Nhà ga Hội An đến với Vương quốc Mặt Trăng.
-
Đời sống
Du khách hào hứng check in không gian rực rỡ cờ hoa tại Sun World Ba Na Hills
11:59' - 02/05/2025
Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, Sun World Ba Na Hills thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến vui chơi.
-
Đời sống
Thiên đường hoa tử đằng tại Tochigi, Nhật Bản
10:17' - 02/05/2025
Hoa tử đằng (Fuji trong tiếng Nhật) là loài hoa có vẻ đẹp dịu dàng, quyến rũ và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Nhật Bản.
-
Đời sống
Cờ Tổ quốc tô điểm không gian làng biển tại Nghệ An
10:16' - 02/05/2025
Với bờ biển dài 82 km chạy dài qua 5 huyện, thị xã, Nghệ An hiện có hơn 3.120 tàu cá với hơn 12.000 lao động trực tiếp tham gia đánh bắt hải sản trên biển thuộc 270 thôn của 34 xã, phường.