Khi nào chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam?
Theo kết quả nghiên cứu chuyên sâu từ số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê cho biết, theo phương án trung bình, dự báo dân số Việt Nam năm 2029 là 104,5 triệu người, năm 2039 là 110,8 triệu người và đến năm 2069 là 116,9 triệu người.
Trong 5 năm đầu của thời kỳ dự báo, 2019-2024, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của Việt Nam là 0,93%.
Trong tương lai, dự báo tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm và đạt trạng thái “dừng” vào cuối thời kỳ dự báo, giai đoạn 2064-2069.
Cùng với đó, tỷ số giới tính sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2019-2029. Theo phương án trung bình, dự báo đến năm 2026 dân số nam bằng dân số nữ (tỷ số giới tính đạt mức 100 nam/100 nữ); đến năm 2069, tỷ số giới tính của Việt Nam là 101,4 nam/100 nữ.
Theo phương án trung bình, dự báo dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039. Dự báo đây là thời điểm chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số vàng đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ năm 2007.
Kết quả nghiên cứu chuyên sâu của Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, giai đoạn 2026-2039, Việt Nam vẫn trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đã tăng và đạt trên 10%. Năm 2026, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già.
Dự báo, thời kỳ dân số già sẽ kéo dài trong 28 năm (giai đoạn 2026-2054), tương ứng với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 10,2% đến 19,9%.
Sau đó là thời kỳ cơ cấu dân số rất già (giai đoạn 2055-2069) tương ứng với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 20% đến dưới 29,9%.
Theo phương án trung bình, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 50% dân số sống ở khu vực thành thị; đến năm 2069, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị chiếm 64,8%.
Kết quả nghiên cứu chuyên sâu từ số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, mức sinh của Việt Nam hiện nay duy trì quanh mức sinh thay thế sẽ tác động làm giảm tốc độ tăng dân số trong tương lai. Theo đó, dự báo tốc độ tăng dân số trong vòng 10 năm tới sẽ thấp hơn 1%/năm.
Với thực trạng về mức sinh, cơ cấu dân số cũng như tỷ số giới tính khi sinh cao như hiện nay, cơ cấu dân số trong lai sẽ có sự thay đổi theo hướng dân số “già” và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi. Điều này sẽ tác động lớn đến nguồn lực lao động cũng như các vấn đề xã hội mới nảy sinh.
Ngoài ra, xu hướng di cư và tác động của di cư đến đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội cũng sẽ là những vấn đề nổi lên trong thời gian tới.
“Những thông tin này cung cấp thêm bằng chứng làm cơ sở cho việc xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.”, bà Vũ Thị Thu Thủy nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố kết quả nghiên cứu chuyên sâu Tổng điều tra dân số và nhà ở
11:40' - 18/12/2020
Số liệu thu thập nhằm phục vụ công tác hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và giám sát các Mục tiêu phát triển bền vững mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện.
-
Kinh tế & Xã hội
Ít nhất 1/5 dân số thế giới có thể không được tiếp cận với vaccine cho đến năm 2022
12:04' - 16/12/2020
Các nhà nghiên cứu trường Y tế công cộng thuộc Đại học Johns Hopkins Bloomberg cho biết ít nhất 1/5 dân số thế giới có thể không được tiếp cận với vaccine ngừa bệnh COVID-19 cho đến năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Sức khoẻ tâm thần của nông dân Canada ngày càng yếu đi
06:50'
Theo kết khảo sát trên toàn quốc kéo dài 6 năm về nông dân, sức khỏe tâm thần của nông dân ngày càng xấu đi, trong đó 76% nông dân bị căng thẳng và khoảng 25% trong số này đã nghĩ đến việc tự tử.
-
Kinh tế & Xã hội
Bốn nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội có tên trong bảng xếp hạng thế giới
21:29' - 18/08/2022
Trang mạng research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học trên thế giới, đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Bình: Giao thông qua Trạm thu phí BOT Thanh Nê tạm thời thông thoáng
20:53' - 18/08/2022
Tại trạm thu phí BOT Thanh Nê đã không còn tình trạng người dân và các chủ phương tiện tập trung đông đúc như những ngày trước đó.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương công bố kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến “đất vàng”
20:19' - 18/08/2022
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương vừa công bố quyết định thi hành kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến đại án xảy ra tại Tổng công ty 3/2.
-
Kinh tế & Xã hội
Uống rượu có hàm lượng Methanol cao, có thể gây mù mắt và tử vong
19:55' - 18/08/2022
Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 2 vụ ngộ độc Methanol sau khi uống rượu, khiến 2 người tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan dự kiến kéo dài thời gian lưu trú cho khách du lịch
19:42' - 18/08/2022
Từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã đón gần 5 triệu lượt khách du lịch. "Xứ sở Chùa vàng" cũng đang hướng tới mục tiêu đón từ 5 đến 10 triệu lượt khách du lịch trong cả năm.
-
Kinh tế & Xã hội
VCCI: Cần phân biệt rạch ròi việc kiểm tra hoạt động điện lực
18:57' - 18/08/2022
VCCI cho rằng, dự thảo đang quy định bao quát cả hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước gồm Bộ Công Thương cùng các sở công thương) với hoạt động kiểm tra của đơn vị điện lực.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày 18/8, số ca mắc COVID-19 mới nhiều nhất trong hơn 3 tháng qua
18:51' - 18/08/2022
Chiều 18/8, Bộ Y tế cho biết, trong ngày cả nước ghi nhận 3.295 ca COVID-19 mới, tăng hơn 300 ca so với hôm qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh: Kiến nghị điều tra nguyên nhân làm hư hỏng Cầu Bình Phước 1
18:48' - 18/08/2022
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, dầm biên nhịp chính (phía hạ lưu) của cầu Bình Phước 1 nghi bị phương tiện đường thủy va chạm làm cong vênh.