Khó khăn của Evergrande làm tăng rủi ro cho các công ty cùng ngành
Giới quan sát nhận định việc tập đoàn bất động sản China Evergrande Group chật vật tìm cách bán nhanh tài sản và tránh vỡ nợ 1.970 tỷ NDT (305,3 tỷ USD) đang làm gia tăng rủi ro cho các nhà phát triển bất động sản khác.
Những lo ngại về khả năng trả lãi vay ngân hàng và thanh toán các sản phẩm quản lý tài sản của Evergrande đã đẩy nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc vào tình cảnh phải bán tháo trái phiếu và cổ phiếu trong tuần qua. Tính đến hiện tại, giá trị trái phiếu phát hành ở nước ngoài của Evergrande đã giảm xuống dưới 25% mệnh giá. Giao dịch trái phiếu trong nước của tập đoàn đang bị tạm dừng trong khi giá cổ phiếu giảm sâu, qua đó xóa đi hơn 75% giá trị vốn hóa thị trường của Evergrande trong năm nay. Với khoảng 20 tỷ USD trái phiếu phát hành ở nước ngoài đang lưu hành, Evergrande là một trong những nhà phát hành nợ bằng đồng USD lớn nhất trên các thị trường mới nổi toàn cầu.Và những khó khăn gần đây của tập đoàn đã khiến chỉ số các công ty phát hành trái phiếu bằng đồng USD có lợi suất cao của Trung Quốc (.MERACYC) rơi xuống mức thấp nhất trong 16 tháng.
Hôm 11/9, Evergrande tuyên bố sẽ hoàn trả tất cả các sản phẩm quản lý tài sản đáo hạn càng sớm càng tốt. Thông báo này đã giúp trái phiếu phát hành bằng đồng USD của họ khởi sắc đôi chút, nhưng các nhà phân tích cảnh báo còn nhiều khó khăn ở phía trước. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings cho biết, sự biến động của thị trường trái phiếu sẽ làm trầm trọng thêm nỗ lực tái cấp vốn của một số nhà phát triển bđs. S&P lưu ý thêm rằng các nhà phát triển bất động sản được xếp hạng sẽ phải hoàn trả các khoản nợ cả trong và ngoài nước có tổng trị giá 480 tỷ NDT trong 12 tháng tới. Cũng trong tháng này, các nhà phát triển bất động sản thuộc sở hữu tư nhân gồm Guangzhou R&F Properties Co và Xinyuan Real Estate Co đã bị hạ bậc tín nhiệm trong tháng này, do các cơ quan lo ngại họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ. Diễn biến đó đã khiến lợi suất trái phiếu của các công ty này tăng trên 30%, làm suy yếu khả năng tiếp cận nguồn vốn thị trường của họ. Ông Larry Hu, nhà kinh tế tại công ty môi giới đầu tư Macquarie Capital ở Hong Kong (Trung Quốc), cho biết lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đang chịu nhiều áp lực và một số chủ đầu tư đứng trước nguy cơ phá sản. Diễn biến của thị trường trái phiếu đang phản ánh thực tế đó. Theo ông, sẽ có nhiều nhà phát triển bất động sản tuyên bố phá sản hơn trong những tháng tới. Các khoản nợ của Evergrande được tích tụ sau nhiều năm mở rộng quá mức và trở thành gánh nặng trong bối cảnh giới chức Trung Quốc thắt chặt kiểm soát thị trường bất động sản - một trụ cột quan trọng trong chiến dịch “Thịnh vượng chung” mới của nước này. Nhưng trong khi các công ty tư nhân gặp khó khăn, mức chênh lệch tín dụng ổn định giữa các trái phiếu trong nước cho thấy giới đầu tư Trung Quốc hiện vẫn chưa quá lo ngại đến khả năng rủi ro lan sang hệ thống tài chính rộng lớn hơn./.Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Evergrande: Khi đoàn tàu trật bánh
10:23' - 11/09/2021
Với cấu trúc dày đặc các ngành nghề đặc thù, cũng là dễ hiểu khi các hoạt động của Evergrande dần trở nên “ngổn ngang” và khó kiểm soát.
-
Chuyển động DN
Giới chức Trung Quốc cho phép Evergrande đàm phán lại thời hạn thanh toán nợ
13:45' - 10/09/2021
Theo các nguồn thạo tin, các cơ quan quản lý Trung Quốc thông qua đề xuất của China Evergrande Group về việc đàm phán lại thời hạn thanh toán với các ngân hàng và chủ nợ khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30'
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02'
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
07:36'
Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trải qua 63 năm phát triển, ngành Dầu khí đã thành một trụ cột kinh tế quan trọng.
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09' - 26/11/2024
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Doanh nghiệp
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam
19:25' - 26/11/2024
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16' - 26/11/2024
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04' - 26/11/2024
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55' - 26/11/2024
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.