Khó thu hồi vốn chương trình cụm tuyến dân cư vùng lũ
Cụm tuyến dân cư khóm 1, thị trấn Mỹ An, huyện Đồng Tháp, tỉnh Đồng Tháp Mười sau cơn mưa như thêm sáng sủa. Đường sá rộng rãi khang trang nên xe ô tô 16 chỗ đưa đoàn nhà báo, cán bộ Sở Xây dựng, Ngân hàng Phát triển chi nhánh Đồng Tháp – An Giang vào tận trước cửa nhà dân.
Được triển khai trong giai đoạn 2 gắn với hạ tầng của thị trấn Mỹ An nên mọi vấn đề sinh hoạt của người dân cụm tuyến dân cư này thuận tiện hơn rất nhiều.
Trao đổi với phóng viên BNEWS, ông Đinh Xuân Hoàng, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đồng Tháp cho hay, giai đoạn 1 của chương trình còn gặp khó khăn khi vận động người dân vào ở trong cụm tuyến. Việc chọn vị trí cụm tuyến còn chưa được sâu sát nên có những cụm tuyến, đến khi làm xong thì dân còn ngần ngại vào ở.
“Giai đoạn 2 rút kinh nghiệm nên việc chọn vị trí gắn kết với các vấn đề giao thông, gần các khu cụm công nghiệp nên triển khai khả thi hơn, người dân muốn vào cụm tuyến mà chúng tôi xét không hết”.
Như cụm tuyến dân cư khóm 1 chẳng hạn, có quy mô 11ha với 500 hộ dân đã vào ở đủ 500 hộ dân. Ngoài nguồn vốn của ngân sách, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Chính sách xã hội “rót” cho chương trình, huyện còn cấp bù thêm đầu tư cho hạ tầng.
“Vào cụm tuyến, người dân có cuộc sống khá hơn nhiều. Lúc trước, không có đất cất nhà, mùa mưa, mùa lũ cực lắm. Có điện, có nước, trường lớp cho con em. Chỗ học, chỗ chơi của các cháu thuận tiện hơn rất nhiều. Bà con rất phấn khởi”. Hướng tay về lũ trẻ đang nô đùa trước hiên nhà, ông Lê Văn Kiệt, Trưởng cụm dân cư khóm 1 hồ hởi khoe với chúng tôi.
Riêng Đồng Tháp tính từ giai đoạn 1 cho đến giai đoạn 2 có 263 cụm tuyến với tổng số hộ dân đưa vào cụm tuyến khoảng 54.000 hộ. Giai đoạn 1 đã có 100% hộ dân vào cụm tuyến.
Riêng với giai đoạn 2, đến nay các hộ dân đã xây dựng nhà được trên 87%. Còn lại Đồng Tháp tiếp tục đẩy nhanh tiến độ từ nay đến hết năm sẽ hoàn thành việc đưa dân vào ở cụm tuyến giai đoạn 2.
Hiện nay, trong cụm tuyến dân cư đều tổ chức các điểm nhà trẻ, trường tiểu học, chọn các vị trí gắn kết các trường học đồng thời lồng ghép vào các chương trình dạy nghề tạo người dân có nghề.
Với cụm tuyến có các khu cụm công nghiệp, địa phương liên kết với các khu cụm công nghiệp để người dân có công ăn việc làm. “Với những cụm tuyến xa khu công nghiệp, chúng tôi liên kết với các cơ sở gia công để đưa hàng hóa về với các cụm tuyến cho người dân tham gia sản xuất”, ông Hoàng chia sẻ.
Phó giám đốc Đinh Xuân Hoàng cũng cho biết thêm, kinh phí tôn nền được Trung ương đầu tư 50% còn người dân chỉ phải bỏ 50% cho giá trị tôn nền đó.
Phần vốn này được Ngân hàng Phát triển Việt Nam “rót” về thông qua Sở Tài chính, có thuận lợi là được ân hạn 5 năm đầu, năm thứ 6 phải trả vốn, lãi suất 0%. Đa số các hộ vào cụm tuyến là các hộ khó khăn, hầu hết vươn lên trả được nợ, tuy nhiên cũng có những hộ gặp khó khăn.
Vừa qua, Chính phủ cũng xem xét cho gia hạn vay vốn chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn 1 với những hộ khó khăn. Địa phương đang tập trung vận động thu hồi nợ.
Bà Trần Tuyết Hạnh, Phó giám đốc Ngân hàng Phát triển chi nhánh An Giang – Đồng Tháp cũng cho biết, tổng nguồn vốn tín dụng nhà nước đưa vào chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ tại tỉnh Đồng Tháp cả hai giai đoạn trên 838 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn còn nhiều khó khăn.
Nguồn vốn cho chương trình này ngoài ngân sách hỗ trợ một phần, Ngân hàng phải huy động ngắn hạn trong khi chương trình cho vay dài hạn tới 12 năm, vừa rồi Chính phủ cho gia hạn kéo dài thời gian thành 15 năm.
Dư nợ hiện nay của chương trình cụm tuyến dân cư vùng lũ ở Đồng Tháp khoảng 719 tỷ đồng nhưng nợ quá hạn lên tới 216 tỷ đồng. Nếu từ giờ đến cuối năm không thu hồi được nợ thì số nợ quá hạn lên tới 261 tỷ đồng.
Nguồn vốn cho chương trình tôn nền vượt lũ chiếm tỷ trọng rất lớn, tới trên 50% trong nhiệm vụ thu hồi nợ của chi nhánh Ngân hàng Phát triển An Giang – Đồng Tháp. Tháng 4/2014, Chính phủ đã cho phép gia hạn nợ song đến nay tại tỉnh Đồng Tháp vẫn chưa tổng hợp được số liệu để chi nhánh Ngân hàng Phát triển làm cơ sở gia hạn nợ.
Đây là vấn đề rất khó khăn với Ngân hàng Phát triển, vì thế mà việc cân đối nguồn vốn của VDB cũng ảnh hưởng theo.
Thêm vào đó, huy động vốn thì phải trả lãi suất, Ngân hàng Phát triển sẽ được Nhà nước bù lãi suất nhưng đến nay vẫn chưa được cấp đủ. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến việc cân đối nguồn vốn trên toàn hệ thống.
Bà Hạnh đề xuất tỉnh Đồng Tháp có những biện pháp, phương pháp thu hồi nợ để Ngân hàng Phát triển cân đối nguồn vốn trả cho nguồn vốn huy động. Hiện nay, việc thu hồi nợ thực hiện cho giai đoạn 1, theo cơ chế của Bộ Tài chính, lãi suất vẫn bằng không, khi quá hạn vẫn lãi suất 0%.
Nhưng đến năm năm 2016 bắt đầu thu hồi nợ cho giai đoạn 2, theo quy định mới, nếu không trả được nợ sẽ phải tính lãi suất bằng 150% của lãi suất tín dụng đầu tư nhà nước. Như vậy, việc thu hồi nợ sẽ rất khó.
Về vấn đề này, ông Hồ Thanh Tâm, Phó Phòng Hạ tầng kỹ thuật huyện Tháp Mười cho biết, với chương trình cụm tuyến, huyện thành lập ban chỉ đạo và có nhiệm vụ theo dõi đôn đốc dân thực hiện nghĩa vụ trả vốn vay mua nền nhà, xây nhà khi tới hạn.
Tới thời điểm này, cơ bản đã có thống kê về nợ quá hạn, tuy nhiên số lượng nộp còn ít, chưa đạt yêu cầu, Ban chỉ đạo sẽ vận động đốc thúc người dân nộp theo yêu cầu của huyện./.
Nguyễn Huyền/BNEWS/TTXVN
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nước lũ không về, nông dân Đồng Tháp Mười mất mùa mưu sinh
12:18' - 08/11/2015
Mùa nước nổi năm nay, trên các cánh đồng ở vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An hầu như không có nước. Lũ không về, cá, tôm ít, nhiều gia đình mưu sinh dựa vào mùa nước nổi cảm thấy lo lắng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng trung ương châu Á tìm cách củng cố đồng nội tệ suy yếu
14:31'
Sau nhiều năm xây dựng kho dự trữ ngoại hối, các ngân hàng trung ương ở châu Á đang khai thác các kho dự trữ của họ để củng cố các đồng nội tệ đang suy yếu so với đồng USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản sẽ đóng góp 200 triệu USD để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
08:12'
Tại Hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố đóng góp 200 triệu USD để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nga đứng trước nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên trong hàng chục năm qua
16:03' - 27/06/2022
Nga đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên trong hàng chục năm qua, khi nhiều nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu của nước này vẫn chưa nhận được khoản lãi đã đến hạn thanh toán.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ lệ lạm phát 6% dự báo sẽ tiếp diễn tại Hàn Quốc
09:15' - 27/06/2022
Nếu tỷ lệ lạm phát giá cả tiêu dùng trong tháng 6/2022 của Hàn Quốc vượt 6%, thì sẽ là mức tăng cao nhất trong 23 năm và 7 tháng tính từ thời điểm khủng hoảng tài chính tiền tệ tháng 11/1998 (6,8%).
-
Tài chính & Ngân hàng
Tây Ban Nha chi 9 tỷ euro để đối phó tác động từ xung đột Ukraine
15:39' - 26/06/2022
Chính phủ Tây Ban Nha hôm 25/6 đã công bố kế hoạch viện trợ quốc gia trị giá 9 tỷ euro (9,5 tỷ USD) để giúp đất nước vượt qua tác động chưa có hồi kết của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
-
Tài chính & Ngân hàng
SMFG "bắt tay" SBI Holdings đầu tư lĩnh vực tài chính kỹ thuật số
10:36' - 26/06/2022
Trong năm tài chính 2022, các kế hoạch của liên doanh SMFG và SBI Holdings sẽ là phát triển các dịch vụ điện thoại thông minh kết hợp chuyển đổi tài khoản, giao dịch chứng khoán..
-
Tài chính & Ngân hàng
EU sắp phát hành trái phiếu trị giá 50 tỷ euro
07:53' - 25/06/2022
Mục đích của đợt phát hành trái phiếu châu Âu lần này là nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và giúp xây dựng một châu Âu xanh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
100 triệu USD tiền kỹ thuật số bị tin tặc "cuỗm" bay
21:48' - 24/06/2022
Công ty phát triển tiền kỹ thuật số Harmony của Mỹ đã trở thành mục tiêu của một vụ tấn công mạng, trong đó tin tặc đánh cắp số tiền kỹ thuật số trị giá khoảng 100 triệu USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chi nhánh tại Mỹ của các ngân hàng châu Âu vượt qua đợt "sát hạch" của Fed
12:12' - 24/06/2022
Qua các đợt "sát hạch" thường niên, Fed đánh giá tình hình bảng cân đối kế toán của các ngân hàng sẽ giúp họ ứng phó ra sao với một đợt suy giảm kinh tế nghiêm trọng được giả định.