Khoảng 4.000 người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình tại Mỹ
Ngày 1/6, hãng tin CNN (Mỹ) đưa tin khoảng 4.000 người đã bị bắt giữ trên khắp nước Mỹ kể từ khi các cuộc biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc bùng phát xuất phát sau vụ công dân người Mỹ gốc Phi George Floyd tử vong sau khi bị cảnh sát Mỹ bắt giữ ở thành phố Minneapolis.
Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã xảy ra tại Minneapolis và nhiều nơi khác trên toàn nước Mỹ kể từ hôm 25/5 sau cái chết của ông Floyd.
Một đoạn video cho thấy một cảnh sát da trắng, được xác định là Derek Chauvin, đã đè cổ ông Floyd xuống đất bằng đầu gối trong gần 8 phút, trong khi ông này nằm sấp, bị còng tay và nói mình không thở được.
Floyd tử vong không lâu sau đó tại một bệnh viện địa phương. Cảnh sát Chauvin đã bị bắt giữ với cáo buộc giết người cấp độ 3 và ngộ sát.
Vụ việc trên đã làm dấy lên làn sóng biểu tình trong những ngày qua ở Mỹ, thổi bùng "ngọn lửa" âm ỉ lâu nay về vấn nạn phân biệt chủng tộc ở quốc gia này.
Một số cuộc biểu tình đã biến thành bạo động khi người biểu tình chặn các tuyến đường, phóng hỏa và đụng độ với cảnh sát, buộc lực lượng an ninh phải sử dụng súng hơi cay và đạn cao su để lập lại trật tự.
Cho đến nay đã có hơn 20 thành phố tại Mỹ áp đặt giới nghiêm ban đêm nhằm ngăn chặn bạo lực, nạn phá hoại và cướp bóc tài sản do một số đối tượng quá khích gây ra.
Làn sóng biểu tình cũng khiến giới chức Mỹ quan ngại về nguy cơ virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan nhanh hơn, khi số ca tử vong do dịch bệnh nguy hiểm này tại Mỹ trong tuần qua đã vượt 100.000 ca.
Không chỉ tại Mỹ, hàng nghìn người dân tại nhiều nơi trên thế giới cũng xuống đường tuần hành thể hiện tinh thần đoàn kết với những người biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
Tại thủ đô London (Anh), trong sáng 31/5, hàng nghìn người đã tập trung tại quảng trường Trafalgar để bày tỏ sự ủng hộ, bất chấp các quy định phong tỏa cấm người dân tụ tập.
Tổng cộng đã có 23 người biểu tình bị bắt giữ do vi phạm các quy định phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tại thủ đô Berlin (Đức), trong hai ngày 30-31/5, những người biểu tình đã tập trung trước Đại sứ quán Mỹ, kêu gọi quan tâm tới cộng đồng người da màu.
Tại Brazil, hàng trăm người biểu tình đã tuần hành phản đối những hành vi bạo lực của cảnh sát đối với người da màu tại các khu nhà ổ chuột ở Rio de Janeiro. Cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán người biểu tình.
Tại Canada, một cuộc biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc đã biến thành các cuộc va chạm giữa cảnh sát Montreal và một số người biểu tình.
Cảnh sát tuyên bố việc tụ tập là bất hợp pháp sau khi một số thành viên trong lực lượng an ninh bị trúng một số vật thể./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Biểu tình tại Canada, Anh và Đức liên quan đến vụ công dân da màu George Floyd ở Mỹ
10:08' - 01/06/2020
Hàng nghìn người đã tập trung trước trụ sở cảnh sát thành phố Montreal để biểu tình phản đối tình trạng bạo lực sắc tộc sau vụ người đàn ông da màu George Floydtử vong khi bị cảnh sát bắt ở Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Thủ đô Washington ban hành lệnh giới nghiêm do biểu tình
08:03' - 01/06/2020
Lệnh phong tỏa được đưa ra trong bối cảnh Washington phải chuẩn bị đối phó với đêm biểu tình thứ ba liên tiếp liên quan đến vụ người đàn ông da màu George Floyd tử vong
-
Kinh tế tổng hợp
Mỹ: Ông Joe Biden lên án bạo lực trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc
18:23' - 31/05/2020
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh biểu tình chống lại hành vi tàn bạo là quyền của người dân và là điều cần thiết, nhưng các hành động phá hoại là không được phép.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.