Khởi động các điểm hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản với sự kết hợp "4 bên"
Thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, từ ngày 7/6, tại Hà Nội, 5 điểm ban đầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đã chính thức được triển khai.
Tại một điểm hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, các điểm bán hàng tạo dựng hình ảnh nông sản Việt Nam không cho xuất khẩu mà còn cho 100 triệu người tiêu dùng trong nước.
Mô hình phối hợp này không chỉ ngắn hạn trong mùa dịch mà sẽ tạo sự chuyển động trong mục tiêu của ngành nông nghiệp là vừa gia tăng giá trị xuất khẩu vừa chú trọng thị trường trong nước. Thị trường cũng đòi hỏi nông sản sạch, an toàn và có trách nhiệm với xã hội.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bộ muốn giới thiệu các mô hình này để xã hội cùng đồng hành với nông sản Việt nói chung và nông sản mùa dịch nói riêng.
Điều quan trọng là hướng tới để nông dân tự hào giới thiệu nông sản và có trách nhiệm với người tiêu dùng. Chính điều này sẽ mang lại giá trị cho nông sản nhiều hơn.
Các điểm hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản theo mô hình trên có địa chỉ tại: số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy; số 68B đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa; Điểm bán Xanh, 34 Khúc Thừa Dụ, quận Cầu Giấy; Cửa hàng thực phẩm sạch Cợ Quê, B23, X3, Khu đô thị Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm; Cửa hàng liên hiệp Hợp tác xã OCOP Việt Nam, 186 phố Hồng Tiến, Đình Cổ Linh, Bồ Đề, quận Long Biên.
Ngoài ra, để dễ dàng mua và thưởng thức nông sản, đặc sản nông sản các vùng, miền, người tiêu dùng có thể đặt và mua hàng qua hệ thống bán hàng thương mại điện tử và hotline 1900 866 630 (thời gian từ 7h30 – 19h30 hàng ngày). Phương thức vận chuyển tận nhà trong vòng 24h.
Những nông sản được cung cấp, kết nối tiêu thụ theo mô hình giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các đơn vị sẽ cam kết thực hiện theo đúng quy trình, quy định, từ khâu thu hái, sơ chế, đóng gói, bảo quản để đảm bảo chất lượng tươi, ngon; có thông tin rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, thời gian thu hái, đóng gói..., có giấy xác nhận an toàn dịch COVID-19. Các sản phẩm này cũng được kết nối, tiêu thụ đến bếp ăn của các cơ quan, đơn vị và các gia đình.
Là một trong những khách hàng đã trực tiếp mua sản phẩm ở điểm kết nối, chị Lê Thị Thu Mai, ở quận Hoàng Mai cho biết, với người tiêu dùng khi thấy các điểm tiêu thụ nông sản chính quy như thế này rất yên tâm.
Bởi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đứng ra tổ chức thì các vấn đề như: xuất xứ, an toàn... sẽ được đảm bảo.
Người tiêu dùng sẽ hoàn toàn yên tâm khi mua sắm các sản phẩm ở những điểm như thế này và việc tổ chức các điểm tiêu thụ nông sản chính quy này sẽ nâng giá trị của nông sản./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ba ngành cùng phối hợp để nông sản xuất khẩu lưu thông nhanh hơn
18:56' - 07/06/2021
Chiều 7/6 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cuộc họp với các bộ, ngành bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong vận chuyển nông sản ra cửa khẩu và luân chuyển nông sản giữa các tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản
15:47' - 03/06/2021
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản sẽ tổng hợp quy trình tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch COVID-19 từ kinh nghiệm thực tế các địa phương và trong tuần sau sẽ có quy trình này.
-
Kinh tế & Xã hội
Bốn đơn vị hợp tác xây dựng mô hình mẫu về tiêu thụ nông sản mùa dịch
16:44' - 02/06/2021
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cùng xây dựng, thiết lập mô hình tiêu thụ nông sản mùa dịch đảm bảo an toàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06'
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26'
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24'
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.