Khởi động Cuộc kiểm toán hợp tác về quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công
Sáng 22/12, tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước tổ chức Cuộc họp khởi động triển khai Cuộc kiểm toán hợp tác về quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công tại Đông Nam Á, giai đoạn 2020-2021.
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 14 Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp.
Phát biểu khai mạc, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, Đại hội ASOSAI lần thứ 14 do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đăng cai năm 2018 đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về kiểm toán môi trường vì phát triển bền vững.
Đây là văn kiện quan trọng xác định 2 mục tiêu chiến lược chính của ASOSAI trong giai đoạn mới theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững gồm: Tăng cường kiểm toán môi trường; thúc đẩy các vấn đề liên quan đến Mục tiêu phát triển bền vững.
Với vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 và là cơ quan khởi xướng việc ra đời của Tuyên bố Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực triển khai các hoạt động và sáng kiến nhằm thúc đẩy thực hiện thành công Tuyên bố Hà Nội, trong đó có việc chủ trì cuộc kiểm toán hợp tác việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công tại một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2020-2021.
Theo ông Hồ Đức Phớc, thế giới và khu vực đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về các vấn đề an sinh xã hội, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa, xâm hạn mặn…
Những năm gần đây, vùng đất thuộc hạ nguồn sông Mê Công đang đứng trước nguy cơ mất an ninh nguồn nước với tình trạng gia tăng hạn hán, ngập mặn, sạt lở đất, triều cường.
Trước thực trạng khẩn cấp về an ninh nguồn nước ở các quốc gia thuộc hạ lưu sông Mê Công, trong đó có Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam nhận thức sâu sắc đây là cơ hội thuận lợi để phối hợp với các Cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) thành viên thuộc khu vực Đông Nam Á cùng triển khai thực hiện cuộc kiểm toán hợp tác về lĩnh vực này.
Chủ đề của cuộc kiểm toán hợp tác được thống nhất lựa chọn là "Kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững" trong giai đoạn 2020-2021.
Trong khuôn khổ của cuộc họp, 3 Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI): Việt Nam, Thái Lan và Myanmar đã ký kết Tuyên bố Cam kết kèm theo Điều khoản tham chiếu cuộc kiểm toán hợp tác về quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công (ToR).
Trên cơ sở đó, Điều khoản tham chiếu thống nhất những nguyên tắc chung về mục tiêu, nội dung, tiêu chí, phạm vi, cơ chế phối hợp và Kế hoạch hành động thực hiện cuộc kiểm toán vì giá trị và lợi ích chung của các SAI tham gia theo luật pháp, chuẩn mực quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo đó, phạm vi của cuộc kiểm toán là việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trong giai đoạn 2020-2021.
Cuộc kiểm toán hợp tác được thực hiện theo hình thức kiểm toán song song, áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động và được tiến hành đồng thời bởi 3 Cơ quan kiểm toán tối cao.
Mỗi Cơ quan kiểm toán tối cao tham gia có thể áp dụng phương pháp kiểm toán khác nhau phù hợp với nhu cầu và mối quan tâm của từng quốc gia.
Tham gia cuộc kiểm toán, các Cơ quan kiểm toán tối cao sẽ tập trung vào 2 mục tiêu chính: Xác định trách nhiệm của các quốc gia liên quan trong việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững quốc gia tại lưu vực sông Mê Công; đánh giá việc các quốc gia liên quan đã thực hiện được các cam kết có liên kết với việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững, liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở lưu vực sông Mê Công.
Theo Điều khoản tham chiếu, các Cơ quan kiểm toán tối cao tham gia chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động trong khuôn khổ cuộc kiểm toán phù hợp với Kế hoạch hành động xác định khung thời gian của cuộc kiểm toán; xây dựng Biên bản kế hoạch kiểm toán riêng và Ma trận phát hiện kiểm toán… để trình bày tại các cuộc họp trong thời gian tới./.
>>Mỹ: Hình thức kiểm toán thay đổi trong thời COVID-19
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cơ quan kiểm toán Hong Kong được tiếp cận hồ sơ doanh nghiệp Trung Quốc đại lục
17:56' - 15/12/2020
Hội đồng báo cáo tài chính (FRC) của Hong Kong lần đầu tiên được tiếp cận hồ sơ kiểm toán của 7 công ty Trung Quốc ở khu hành chính đặc biệt này.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Nhật Bản chi hơn 3,7 tỷ USD tổ chức Olympic và Paralympic
11:08' - 22/01/2021
Tổng chi phí của Chính phủ Nhật Bản dành cho việc tổ chức các thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo vào mùa Hè tới có thể sẽ lên tới hơn 390 tỷ yen, tương đương khoảng 3,76 tỷ USD.
-
Tài chính
Khánh Hòa: Mục tiêu thu ngân sách vượt 5% dự toán Bộ Tài chính giao
10:54' - 22/01/2021
Khánh Hòa phấn đấu đến hết năm 2021 vượt 5% so với mức dự toán thu do Bộ Tài chính giao, góp phần đảm bảo cân đối tài chính, tạo cơ sở thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu.
-
Tài chính
Indonesia dự định phát hành gần 2 tỷ USD trái phiếu Hồi giáo
06:39' - 22/01/2021
Chính phủ Indonesia có kế hoạch phát hành 27.580 tỷ rupiah (1,96 tỷ USD) trái phiếu Hồi giáo (Sukuk) trong năm nay để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng đắt đỏ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Tài chính
Anh công bố bồi thường bổ sung 31 triệu USD cho các doanh nghiệp ngư nghiệp
08:50' - 21/01/2021
Nhiều doanh nghiệp đã không thể xuất khẩu sản phẩm sang EU do các yêu cầu về chứng nhận đánh bắt, kiểm tra y tế và các tờ khai hải quan được thực hiện từ đầu năm nay, khi Anh chính thức ra khỏi khối.
-
Tài chính
Chính thức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay
14:58' - 20/01/2021
Mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít được áp dụng từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
-
Tài chính
Chính phủ Đức gánh khoản nợ cao nhất kể từ sau chiến tranh
09:01' - 20/01/2021
Chính phủ liên bang Đức đã hoàn tất quyết toán ngân sách liên bang năm 2020 với khoản nợ mới là 130,5 tỷ euro, mức nợ hằng năm cao nhất từ sau chiến tranh, song vẫn thấp hơn 40% so với dự toán.
-
Tài chính
Ấn Độ xem xét tăng thuế nhập khẩu với hơn 50 mặt hàng
07:49' - 19/01/2021
Ấn Độ đang xem xét tăng thuế nhập khẩu 5-10% với hơn 50 mặt hàng trong đó có điện thoại thông minh, linh kiện điện tử và thiết bị gia dụng trong ngân sách sắp tới.
-
Tài chính
Các nhà sản xuất vang Pháp có thể được hỗ trợ 200.000 euro/tháng
06:10' - 19/01/2021
Theo Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire, các nhà sản xuất rượu vang của Pháp có thể nhận được khoản hỗ trợ 200.000 euro/tháng (hơn 242.000 USD) để bù đắp những thiệt hại do hàng rào thuế của Mỹ.
-
Tài chính
Chính phủ Anh đáp lời kêu gọi hỗ trợ tài chính của các sân bay
09:00' - 18/01/2021
Bộ trưởng Hàng không Anh Robert Courts cho biết, chính phủ sẽ khởi động một chương trình hỗ trợ mới trong tháng này.