Khởi động phân khúc phát triển du lịch MICE Vĩnh Phúc

20:49' - 17/03/2022
BNEWS Hưởng ứng mở cửa thị trường du lịch trong điều kiện bình thường mới, Vĩnh Phúc là một trong nhiều tỉnh và địa phương trong cả nước đã khởi động lựa chọn phát triển du lịch MICE.

Hưởng ứng mở cửa thị trường du lịch trong điều kiện bình thường mới, nhiều tỉnh và địa phương trong cả nước đã khởi động lựa chọn phát triển du lịch MICE. Vậy cơ hội nào cho ngành du lịch MICE cất cánh?

Du lịch MICE (du lịch sự kiện, hội nghị, hội thảo) là một loại hình du lịch xuất hiện từ lâu ở Việt Nam nhưng chưa hội tụ đủ điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi nước ta hội nhập cùng nền kinh tế thế giới thì MICE thực sự “bùng nổ” nhờ sự quan tâm chú ý, lựa chọn của các đối tác nước ngoài, bởi Việt Nam là một điểm đến hòa bình, an toàn, thân thiện và là môi trường.

Để mang lại cơ hội cho ngành du lịch Vĩnh Phúc ngày 17/3, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội, tổ chức Tọa đàm phát triển sản phẩm du lịch MICE với chủ đề "Hành trình kết nối đến với Vĩnh Phúc 2022". Chương trình này có hơn 60 các doanh nghiệp do CLB lữ hành  UNESCO Hà Nội tham gia tổ chức.

Ông Bùi Hồng Đô - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, đến với Vĩnh Phúc du khách không chỉ biết tới du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, mà còn được trải nghiệm, khám nét văn hóa đặc sắc của tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số  1.303 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 499 di tích được xếp hạng các cấp, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt (Khu di tích quốc gia đặc biệt Danh thắng Tây Thiên, Di tích quốc gia đặc biệt kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn, Di tích quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang); 65 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 431 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc còn nổi tiếng với các di sản văn hóa đặc sắc đã được cấp bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên, lễ hội kéo Song Hương Canh…

Ông Bùi Hồng Đô nhấn mạnh, song song với phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh, lễ hội, năm 2022 Vĩnh Phúc đầu tư mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch MICE và du lịch thể thao Golf nhằm hướng tới du khách có mức thu nhập và chi tiêu cao.

Trong những năm gần đây, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch MICE đã có bước đột phá, mang về nguồn thu lớn cho ngành du lịch Vĩnh Phúc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.  Có thể kể đến các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp: Flamingo Đại Lải; FLC VĩnhPhúc resort, West Lake Hotel, DIC Star Hotel, Sông Hồng Thủ đô resort, Venus Tam Đảo Hotel...

 Đóng góp không nhỏ trong thị trường khách du lịch cao cấp đó là khách du lịch Gold, bên cạnh khả năng chi tiêu cao, khách du lịch Golf có tiềm năng du lịch lưu trú dài ngày.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong năm 2020 và 2021, hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phải hoạt động cầm chừng và có thời gian phải đóng cửa dừng hoạt động… đã khiến cho ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề.

Chính vì vậy, trước mắt địa phương cần tập trung phục hồi thị trường du lịch nội địa và việc kích cầu du lịch là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong thời điểm hiện nay nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để người dân, du khách đi tham quan, du lịch tại Vĩnh Phúc trong bối cảnh bình thường mới sau đại dịch Covid-19, qua đó từng bước phục hồi ngành du lịch sau dịch bệnh. Thông qua các chương trình hợp tác, liên kết xúc tiến, kích cầu du lịch nội địa, các doanh nghiệp du lịch – các điểm đến – các dịch vụ sẽ được kết nối, đưa ra những gói sản phẩm hiệu quả thu hút khách du lịch.

Tuy nhiên, để phát triển du lịch MICE không hề đơn giản, trong số thách thức Việt Nam gặp phải, điều đáng nói đầu tiên chính là cơ sở hạ tầng. Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa phát triển. Do khách MICE chủ yếu là khách hạng sang, nên đòi hỏi hạ tầng phải đồng bộ, chất lượng cao và lại phải phong phú và đa dạng. Thêm vào đó, các hoạt động thu hút khách MICE chủ yếu là tự phát, chưa có định hướng và hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

Không chỉ vậy những hoạt động quảng bá còn nhỏ lẻ, chưa xứng tầm với tiềm năng. Đầu tư cho quảng bá còn quá ít dao động từ 2 đến 2,5 triệu USD/năm, trong khi đó so với các nước trong khu vực thì chi phí cho quảng bá cho du lịch của Việt Nam chỉ bằng 3% Thái Lan, 2,5% Singapore và 1,9% Malaysia. Do những nguyên nhân đó mà ngành du lịch Việt Nam rất khó cạnh tranh với các nước bạn.

Một trong những thách thức Việt Nam đang gặp phải nữa là nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch nói chung và MICE nói riêng còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng. Công tác đào tạo chưa được trú trọng, đội ngũ nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm…

Ônng Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ lữ hành, Tổng cục Du lịch cho biết, để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là MICE trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương nhằm khai thác tốt giá trị nổi bật của các di sản văn hóa, danh thắng thiên nhiên, di tích lịch sử - cách mạng, trước mắt Vĩnh Phúc nói riêng các tỉnh nói chung, phải chú trọng là các loại hình du lịch sinh thái gắn với văn hóa bản địa, các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nổi bật...để thu hút khách; Tăng cường kết nối điểm đến và chuỗi cung ứng dịch vụ của các địa phương thành các sản phẩm du lịch an toàn, có chất lượng, giá cả hợp lý.

Ưu tiên các dự án đầu tư du lịch, tập trung phát triển các loại hình du lịch có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của tỉnh, bao gồm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh, lễ hội, du lịch MICE, du lịch thể thao Golf, hình thành các khu du lịch trọng điểm có tính độc đáo, tạo ra sự khác biệt, cạnh tranh cao, có chất lượng dịch vụ tốt nhất, sản phẩm du lịch đa dạng…/.

>>>Mở cửa du lịch quốc tế từ 15/3: Cơ hội song hành thách thức

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục