Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới
Sáng 27/3, tại Hà Nội, trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong suốt 20 năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ủy ban Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản thuộc Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) tổ chức cuộc họp khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4/2003, là sự hợp tác đặc biệt giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản.
Thông qua việc thiết lập một diễn đàn đối thoại chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản góp phần tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam; đồng thời, đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách cho các cơ quan chức năng của Việt Nam. Ông Yamada Takio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã thông tin về điểm khác biệt của Sáng kiến mới với các Sáng kiến trong 8 giai đoạn trước và nêu các thành tựu cụ thể mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Qua 20 năm, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã hoàn thành 8 giai đoạn, với tổng số 497/594 hạng mục đã hoàn thành tốt và đúng tiến độ, chiếm 84% tổng số hạng mục trong Kế hoạch hành động hai bên thực hiện, có đóng góp quan trọng trong thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản vào Việt Nam nói riêng và từ các quốc gia trên thế giới nói chung. Ông Fujimoto Masayoshi, Đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại và kỳ vọng vào tương lai; trong đó, ví dụ về một số dự án của doanh nghiệp Nhật Bản được thúc đẩy thành công nhờ kết quả triển khai Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong quá khứ. Cùng với đó, ông Yamada Junichi, Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã thông tin về khả năng phát triển hợp tác Nhật Bản – Việt Nam thông qua vốn ODA. Tính lũy kế đến ngày 20/2/2024, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư 5.288 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 74,3 tỷ USD, đóng vai trò to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Riêng 2 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đăng ký của Nhật Bản đạt 422,4 triệu USD, tăng 290% so với cùng kỳ. Đây là một tín hiệu rất khả quan cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn xem Việt Nam là một điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn.Lần này, hai bên lựa chọn những nội dung có tính chiến lược, gắn với những vấn đề lớn đang được đặt ra; đồng thời, yêu cầu phải có kết quả đầu ra cụ thể để ứng dụng vào thực tế. Theo đó, giai đoạn 1 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới gồm 5 nhóm vấn đề chính: Thúc đẩy Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 Châu Á, chuyển đổi xanh (AZEC/ GX); thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (DX); tăng cường chuỗi cung ứng, bao gồm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (lĩnh vực IT, AI, chất bán dẫn); cải cách cơ chế để hoàn thiện môi trường đầu tư.
Hai bên cũng thống nhất thời gian triển khai giai đoạn 1 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới dự kiến là 19 tháng (từ tháng 3/2024 đến tháng 10/2025); trong đó, dự kiến có một cuộc họp đánh giá giữa kỳ (vào khoảng tháng 12 năm 2024) và một cuộc họp cấp cao để đánh giá kết quả của việc thực hiện giai đoạn 1 mới vào khoảng tháng 10/2025. Thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực hợp tác và tích cực triển khai đúng các cam kết trong nội dung Kế hoạch hành động để mang đến thành công của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 nhằm, đạt được những mục tiêu cụ thể đã đề ra, hướng tới sự thịnh vượng chung của cả cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tham gia cuộc họp phía Việt Nam có đại diện các Bộ: Ngoại giao, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao. Phía Nhật Bản có Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ủy ban kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (KEIDANREN), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC)...Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Động thái tiếp theo của Nhật Bản giai đoạn hậu chính sách lãi suất âm
05:30' - 25/03/2024
Ngày 19/3, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm, báo trước sự khởi đầu của một sự thay đổi từ kỷ nguyên nới lỏng tiền tệ chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Nhật Bản: Con đường trở lại Top 3 thế giới
14:14' - 23/03/2024
Chính phủ Nhật Bản cũng tiếp tục nhấn mạnh cần chấm dứt giảm phát và cam kết hợp tác chặt chẽ với BoJ để đảm bảo “quản lý chính sách linh hoạt”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Nhật Bản cam kết hợp tác với BoJ nhằm quản lý chính sách linh hoạt
18:18' - 22/03/2024
Chính phủ Nhật Bản đã ngừng kêu gọi Ngân hàng Nhật Bản (ngân hàng trung ương - BoJ) theo đuổi "chính sách tiền tệ táo bạo", sau khi BOJ tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm.
-
Ô tô xe máy
Nhật Bản trợ cấp đến 5.700 USD cho người dân mua xe điện
08:30' - 22/03/2024
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã công bố nhiều mức trợ cấp khác nhau, từ 804 USD đến 5.700 USD cho người dân mua xe điện trong năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân song hành với doanh nghiệp Nhà nước
21:02' - 09/05/2025
Tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay" đã diễn ra vào chiều 9/5 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Cả nước sẽ dôi dư 4.226 trụ sở công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
20:35' - 09/05/2025
Tổng hợp của Bộ Nội vụ từ số liệu báo cáo tại Đề án của các tỉnh, thành phố cho thấy, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước dự kiến dôi dư 4.226 trụ sở công.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội nói gì về chế tài xử lý sữa giả, thuốc giả hiện nay?
20:22' - 09/05/2025
Bên lề Quốc hội, chiều 9/5, bà Nguyễn Thị Việt Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đã chia sẻ ba nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng sữa giả, thực phẩm chức năng giả hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh tính tuân thủ của hàng hóa Việt Nam
20:22' - 09/05/2025
Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh về tính tuân thủ của hàng hóa xuất khẩu chủ lực sang Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương
20:05' - 09/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 9/5/2025 thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh có 78 phường không tổ chức HĐND sau sắp xếp
20:05' - 09/05/2025
Theo Đề án số 3019/ĐA-UBND, Thành phố Hồ Chí Minh có 24 Hội đồng nhân dân cấp xã và 78 phường thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức Hội đồng nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ phạm vi áp dụng Luật Công nghiệp công nghệ số
19:10' - 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 9/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng kim ngạch thương mại hai chiều hàng nông lâm thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ
18:37' - 09/05/2025
Ngày 9/5, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Moskva
16:41' - 09/05/2025
Ngày 9/5 theo giờ Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.