Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Bài 2 – Cần sự kết nối, nâng cao chất lượng doanh nghiệp
Cùng với các nước trên thế giới, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang ngày càng phát triển ở Việt Nam với sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp có chất lượng tốt, quỹ đầu tư mạo hiểm có uy tín… Tuy nhiên, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng do các chủ thể hỗ trợ khởi nghiệp vẫn hoạt động rời rạc, chưa có sự kết nối để phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Từ “chất lượng” doanh nghiệp…Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng: Sự phát triển lớn mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp thời gian qua đáng ghi nhận nhưng sự phát triển chưa đạt được như kỳ vọng. Không chỉ hạn chế trong kết nối giữa nhà khoa học và doanh nghiệp, việc thiếu năng lực và văn hóa khởi nghiệp cũng khiến hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng cũng như thế mạnh.
Tại các quốc gia khởi nghiệp như Hoa Kỳ, Israel... hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển nhanh là do họ có văn hóa tự lập của sinh viên, văn hóa dám mạo hiểm và thất bại là bình thường.Theo Tổ hợp Công nghệ giáo dục Topica tại Việt Nam, độ tuổi khởi nghiệp thành công sau nhiều lần thất bại là khoảng 28-29 tuổi, trong khi ở các nước là 22-23 tuổi, ngay khi đang học đại học và ra trường, họ đã có dự án của riêng mình.
Vì vậy, Việt Nam cần đẩy nhanh để rút ngắn khoảng cách với các nước. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực kinh doanh, kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cách thương mại ý tưởng nghiên cứu và làm thị trường.
Trong thời gian qua, nhà nước và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhưng trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm thấp, nguồn lực đầu tư giáo dục khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nguồn lực cho khởi nghiệp sáng tạo còn hạn chế nên để hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển bền vững cần chú trọng chất lượng chứ không nên phát triển theo phong trào.Ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch nhóm công tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam khuyến cáo: Hiện nay, có thể các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vẫn gọi được vốn đầu tư, nhưng nếu 2 năm tới, số doanh nghiệp khởi nghiệp thành công không đạt đến 1%, thì các doanh nghiệp thành công, các quỹ đầu tư mạo hiểm không còn ai đầu tư nữa.
Đây là vấn đề cốt lõi khi thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Nếu đầu tư đại trà theo hình thức doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng đầu tư, đẩy lên để tạo ra tinh thần khởi nghiệp thì số lượng startup thất bại sẽ rất lớn. Do đó, cần chọn ra doanh nghiệp khởi nghiệp nào thực sự cần đầu tư, start-up nào thực sự có năng lực để tập trung phát triển start-up đó.
… đến “kết nối” để phát triển bền vững Sau 10 năm say mê nghiên cứu vật liệu Bio-Sap - một dạng vật liệu có khả năng thấm hút lớn như bỉm, băng, gạc y tế và các hạt gel giữ nước trong nông nghiệp (có thể giúp giảm 50-70% lượng nước cần tưới cho cây trồng), nhóm khởi nghiệp của Tiến sĩ Phan Thị Tuyết Mai, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt được thành công bước đầu. Ưu điểm của dự án nghiên cứu là vật liệu Bio-Sap được sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp như lá dứa, cùi ngô, bã mía... có rất nhiều tại Việt Nam.Giá thành rẻ hơn ít nhất từ 30-35% so với vật liệu Bio-Sap ngoài thị trường đang nhập từ nước ngoài được sản xuất từ tinh bột. Tuy nhiên, cũng như các nhóm khởi nghiệp khác, nhóm khởi nghiệp của Tiến sĩ Phan Thị Tuyết Mai gặp khó khăn trong việc tìm nhà đầu tư để đưa sản phẩm vào sản xuất công nghiệp ở quy mô 10.000 tấn/năm.
Thực tế, những nhà khoa học chỉ tập trung nghiên cứu và gặp nhiều khó khăn khi chuyển từ sản phẩm trong phòng nghiên cứu ra ngoài thị trường. Để đưa sản phẩm trong phòng nghiên cứu ra ngoài thị trường cần nguồn vốn hỗ trợ để sản xuất thử nghiệm, do đó rất cần sự kết nối để nhà khoa học, nhóm khởi nghiệp hay doanh nghiệp khởi nghiệp với nhà đầu tư cũng như việc tạo ra môi trường kết nối, hợp tác giữa nhà đầu tư và nhà khoa học để sản phẩm đó được "sống" mãi, Tiến sĩ Phan Thị Tuyết Mai chia sẻ. Ông Nguyễn Phan Huy Khôi, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết: Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các ý tưởng khởi nghiệp tốt nhưng chương trình đào tạo trong các trường đại học đang thiếu hơi thở cuộc sống, khiến cho việc kết nối giữa nhà khoa học và doanh nghiệp còn hạn chế.Do đó, các trường đại học cần xác định vấn đề đào tạo thực nghiệm, bởi xã hội, doanh nghiệp có nhu cầu thật từ nguồn nhân lực đến thành quả nghiên cứu khoa học. Khi doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận, nhà trường cũng xác định việc đào tạo gắn với hơi thở cuộc sống để hai bên gặp gỡ được nhau. Các ý tưởng khởi nghiệp, thành quả nghiên cứu mới có chỗ đứng trong xã hội và có cơ hội để phát triển.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: Sự kết nối trong hệ sinh thái khởi nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất quan trọng, kết nối để “ngọn lửa” khởi nghiệp đổi mới sáng tạo “bùng cháy” và lan rộng. Kết nối để hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp “lành mạnh” và “đúng hướng”, đi cùng với các nước trên thế giới và hội nhập với các nước trên thế giới.Đặc biệt, việc ra mắt cổng thông tin kết nối khởi nghiệp sẽ cung cấp các cơ sở dữ liệu về sáng chế của Việt Nam, sáng chế của nước ngoài; kết quả nghiên cứu của các Viện nghiên cứu, trường đại học; các công nghệ đã làm chủ và đã chuyển giao vào Việt Nam; các Quỹ đầu tư, các thông tin hỗ trợ khởi nghiệp, danh sách các trung tâm ươm tạo khởi nghiệp, các tổ chức tư vấn…
Từ cổng thông tin kết nối sẽ kết nối với các đối tượng trong hệ sinh thái khởi nghiệp, thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách, văn bản, các thủ tục giúp việc thành lập các doanh nghiệp… qua đó, doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) có thể phát triển, khởi nghiệp một cách bền vững trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2017: Cam kết đầu tư hơn 4,5 triệu USD
19:43' - 15/11/2017
Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest 2017) đã thu hút trên 4.500 lượt người tham dự; 29 thương vụ đầu tư được cam kết với tổng giá trị hơn 4,5 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan chức OECD: Việt Nam là một quốc gia có tinh thần khởi nghiệp rất cao
20:19' - 09/11/2017
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Phil O’Reilly, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Thương mại và Công nghiệp thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh APEC 2017.
-
Kinh tế tổng hợp
Tỷ phú Jack Ma truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên tại Hà Nội
20:53' - 06/11/2017
Chiều 6/11, tại Hà Nội đã diễn ra buổi giao lưu "Đối thoại cùng Jack Ma" giữa tỷ phú Jack Ma, Chủ tịch tập đoàn thương mại Alibaba nổi tiếng của Trung Quốc với gần 4.000 sinh viên Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thanh niên APEC góp phần hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
17:28' - 06/11/2017
Các đại biểu đã chia sẻ ý kiến về những cơ hội, thách thức và giải pháp để vượt qua khó khăn đối với các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13' - 02/07/2025
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.