Khối ngoại đảo chiều bán ròng sau 9 phiên mua ròng liên tiếp
Cụ thể, khối ngoại bán ròng trên HOSE với giá trị 346,24 tỷ đồng và 6,75 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng 13,74 tỷ đồng trên HNX. Các mã bị bán ròng mạnh nhất là HPG, VIC, quỹ chỉ số FUEVFVND, VNM.
Rổ cổ phiếu VN30 không còn mã nào ở chiều giá xanh, trong khi có tới 28 mã giảm giá. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng không còn mã nào ở chiều tăng giá. Các mã giảm mạnh trong nhóm ngân hàng như TPB giảm 5,3%, VCB giảm 4,4%, EIB giảm 4,1%, HDB giảm 3,8%, CTG giảm 3,4%...
Nhóm cổ phiếu dầu khí giảm rất sâu với PVB giảm 7,3%, PVD giảm 6%, BSR giảm 5,7%, PVS giảm 5,5%, PVC giảm 5,4%, PTV giảm 4,7%, TOS giảm 3,6%, OIL giảm 1,1%.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán chỉ còn 2 mã tăng giá là HAC và PSI, các mã còn lại có mức giảm rất mạnh. Các nhóm bất động sản, du lịch và giải trí, ô tô và phụ tùng, hàng cá nhân và gia dụng… đều chìm trong sắc đỏ.
Chốt phiên giao dịch ngày 20/3, VN-Index giảm 22 điểm xuống 1023,1 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 567,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 9753,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 48 mã tăng giá, 369 mã giảm giá và 43 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 2,85 điểm xuống 201,62 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 57,7 triệu đơn vị, tương ứng hơn 867,8 tỷ đồng. Toàn sàn có 53 mã tăng giá, 128 mã giảm giá và 41 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,41 điểm xuống 76,02 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 34,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 373,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 79 mã tăng giá, 180 mã giảm giá và 63 mã giảm giá.
Chứng khoán châu Á hầu hết đi xuống trong sáng 20/3, khi các nhà đầu tư lo ngại về lĩnh vực tài chính bất chấp những nỗ lực xoa dịu thị trường của giới chức các nước.
Sáng 20/3, chứng khoán Nhật Bản đi xuống khi nỗi lo về tình hình thị trường tài chính chưa biến mất. Chỉ số Nikkei-225 tại Tokyo giảm 0,8% xuống 27.106,34 điểm vào cuối phiên giao dịch sáng.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng diễn biến tương tự, với chỉ số Kospi tại Seoul để mất 0,21% xuống 2.390,58 điểm. Các thị trường Sydney, Singapore, Taipei, Wellington, Manila và Jakarta cũng chìm trong sắc đỏ.
Tại Trung Quốc, các chỉ số chính dịch chuyển ngược chiều. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 2,1% xuống 19.113,83 điểm. Ngược lại, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,3% lên 3.261,36 điểm sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, với hy vọng thúc đẩy nền kinh tế của đất nước.
Sự sụp đổ vào đầu tháng này của các ngân hàng khu vực Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate đã làm dấy lên lo ngại về sự sụp đổ lây lan trong toàn ngành khi khách hàng lo lắng và đi rút tiền mặt ồ ạt.
Cuộc khủng hoảng đã khiến các nhà chức trách Mỹ đưa ra cam kết hỗ trợ cho những ngân hàng và người gửi tiền khác, trong khi những “người khổng lồ” Phố Wall bao gồm JP Morgan, Bank of America và Citigroup bơm 30 tỷ USD vào ngân hàng First Republic Bank đang chịu áp lực tương tự SVB.
Lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính khác lại bùng lên dữ dội khi cổ đông lớn nhất của Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sỹ, cho biết họ "tuyệt đối" không tăng cổ phần của mình. Thông tin này được đưa ra một ngày sau khi báo cáo thường niên của ngân hàng chỉ ra "những điểm yếu quan trọng" trong hoạt động kiểm soát nội bộ.
Credit Suisse sau đó tuyên bố sẽ vay gần 54 tỷ USD từ Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ để củng cố nền tảng hỗ trợ. Nhưng điều đó không đủ để nâng cao niềm tin của thị trường.
Sang ngày 19/3, UBS - ngân hàng lớn nhất của Thụy Sỹ - thông báo sẽ mua lại Credit Suisse với giá 3,25 tỷ USD sau các cuộc đàm phán căng thẳng, với hy vọng sẽ ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng ngân hàng quốc tế rộng lớn hơn. Chính phủ Thụy Sỹ cho biết thỏa thuận này rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn kinh tế lan rộng khắp đất nước và xa hơn nữa.
Cùng với đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương của Canada, Anh, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sỹ cho biết họ sẽ phối hợp nỗ lực từ ngày 20/3 để cải thiện khả năng tiếp cận thanh khoản của các ngân hàng, với hy vọng xoa dịu những lo lắng của thị trường.
Các thương nhân hiện đang hồi hộp chờ đợi cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed, dự kiến kết thúc vào thứ Tư (22/3). Hiện thị trường đang có cuộc tranh luận về việc liệu ngân hàng trung ương này có tiếp tục tăng lãi suất hay không, khi sự sụp đổ của SVB được cho là có liên quan đến việc chi phí đi vay tăng mạnh trong năm qua./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á đa phần ảm đạm trong sáng 20/3
11:52' - 20/03/2023
Chứng khoán châu Á hầu hết đi xuống trong sáng 20/3, khi các nhà đầu tư lo ngại về lĩnh vực tài chính bất chấp những nỗ lực xoa dịu thị trường của giới chức các nước.
-
Chứng khoán
Cập nhật mới nhất danh sách 68 mã chứng khoán bị cắt margin
07:10' - 19/03/2023
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa cập nhật danh sách 68 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (vay margin) tính đến ngày 16/3/2023.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á phiên 17/3 lên điểm khi bớt quan ngại về lĩnh vực ngân hàng
16:40' - 17/03/2023
Chốt phiên 17/3, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,2%, hay 323,18 điểm, lên 7.333,79 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 1,64%, hay 314,68 điểm, lên 19.518,59 điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Hầu hết thi trường chứng khoán châu Á nối dài đà tăng sau thỏa thuận Mỹ-Trung
16:06'
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục tăng điểm trong phiên 13/5, khi các nhà đầu tư hoan nghênh thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Chứng khoán
Dư mua giá trần hơn 1 triệu đơn vị với 1 cổ phiếu tân binh
12:42'
Tâm điểm chú ý của thị trường hôm nay (13/5) là màn chào sân của 1,79 tỷ cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 13/5
09:07'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm VCG, VAB, CTG.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới tăng vọt sau thỏa thuận thương mại 90 ngày Mỹ-Trung
08:46'
Thị trường chứng khoán thế giới đều tăng điểm mạnh trong phiên ngày 12/5 sau khi Mỹ và Trung Quốc tuyên bố thỏa thuận đình chiến thương mại kéo dài 90 ngày.
-
Chứng khoán
Lợi nhuận sau thuế của PSD tăng hai con số
08:15'
Trong quý I/2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (mã chứng khoán PSD) đạt hơn 22 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Chứng khoán
Chứng khoán hôm nay (13/5): 9 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn
07:43'
Thông tin chứng khoán hôm nay 13/5, có 9 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có nhiều mã chứng khoán là tâm điểm chú ý trên thị trường như: PRC, HQC, VSC, MNB...
-
Chứng khoán
Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh
07:40'
Trong một tuyên bố chung, phía Mỹ cho biết sẽ giảm thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ được cắt giảm từ 125% xuống 10%.
-
Chứng khoán
Thị trường IPO châu Á "án binh" chuẩn bị ứng phó với tác động của thuế quan
18:36' - 12/05/2025
Các chuyên gia cho biết nhiều công ty đang hoãn kế hoạch niêm yết tại châu Á, vì thuế quan của Mỹ và cuộc chiến thương mại toàn cầu đang làm giảm nhu cầu chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung
16:39' - 12/05/2025
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch sáng 12/5 theo sau thông tin đàm phán thương mại Mỹ - Trung có "tiến triển đáng kể".