Khơi thông điểm nghẽn hạ tầng kết nối để ngành logistics Đông Nam Bộ cất cánh
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc kết nối đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không chưa đồng bộ, các chuyên gia cho rằng đây chính là “điểm nghẽn” cần được tháo gỡ nhằm tạo động lực thúc đẩy ngành logistics vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh trong thời gian tới.
*“Điểm nghẽn” giao thông kết nối
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2022 cả nước có hơn 30.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics. Trong số đó, có hơn 5.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 3PL. Tỷ lệ doanh nghiệp logistics trong nước chiếm 89%, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia.
Dù doanh nghiệp trong nước với số lượng lớn nhưng chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên nhân do doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Trong tham luận tại hội thảo khoa học “Các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ với việc triển khai Nghị quyết 24-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” diễn ra mới đây tại Bình Phước, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương và Thạc sĩ Trần Nguyễn Bảo Minh (Học viên Chính trị khu vực II) cho rằng, mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng Đông Nam Bộ còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ; nguồn nhân lực logistics chất lượng cao chưa đáp ứng được nhu cầu; chi phí logistics còn cao; sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất - xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics hiệu quả thấp; chưa hình thành được các trung tâm logistics quy mô lớn, có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức… chính là những “điểm nghẽn” của vùng Đông Nam Bộ hiện nay trong việc phát triển hoạt động logistics. Trong tham luận nêu rõ: “Hạ tầng giao thông đường bộ vùng Đông Nam Bộ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, đường nhỏ, hẹp, tải trọng hạn chế; việc kết nối giữa giao thông đường sắt - đường bộ - đường thủy nội địa vẫn còn thiếu; chưa có tuyến đường sắt quốc gia nối từ các trung tâm công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai đến cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải; hạ tầng giao thông kết nối giữa các cụm cảng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của cảng biển và kinh tế - xã hội của khu vực”.Dẫn chứng trường hợp cụ thể việc hiện nay phần lớn các container xuất nhập khẩu qua cảng Bà Rịa - Vũng Tàu đều sử dụng sà lan đường thủy nội địa về Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận để thông quan; chỉ một số ít sử dụng đường bộ và làm thủ tục hải quan tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Điều này không chỉ tạo ra áp lực lớn lên hệ thống giao thông đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn hạn chế nguồn thu ngân sách của các tỉnh.
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, hệ thống hạ tầng là “điểm nghẽn” quan trọng cần khơi thông đầu tiên để tạo ra đột phá phát triển vùng Đông Nam Bộ. Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị đã chỉ ra, cần ưu tiên hàng đầu cho phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối gồm các tuyến đường bộ cao tốc, các tuyến hành lang kinh tế, khai thông các cửa ngõ ra bên ngoài, từ khu vực biên giới như cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, cảng hàng không mới như sân bay Long Thành cho đến các cảng biển trong vùng.*Tăng liên kết để tạo sức cạnh tranh cho ngành logistics
Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, trên cơ sở các tuyến đường giao thông quan trọng, các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ nên tiến tới hình thành các hành lang, vành đai kinh tế, tích hợp từ đường bộ, đường sắt, đường thủy cho tới các cảng, để liên kết các tỉnh, thành phố vùng biên, các trung tâm sản xuất (các khu công nghiệp, khu kinh tế...), các trung tâm tiêu thụ (các đô thị và thành phố lớn) và các cửa ngõ thương mại (cửa khẩu biên giới, cảng biển, cảng hàng không).
“Đây cũng là nhân tố để kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất để hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp, tăng cường hiệu ứng kinh tế quy mô, tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế của các địa phương trong vùng”, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết.
Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, hiện nay tỉnh đang xây dựng và triển khai nhiều giải pháp; trong đó tập trung xây dựng trung tâm logistics xuyên biên giới, kết nối với cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng trung chuyển quốc tế tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh; phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, xác định ga Sóng Thần là trung tâm trung chuyển hàng hóa liên vận quốc tế của cả miền Nam (vận chuyển đường sắt), kết nối với các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) - Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu); hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thông thương với các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước. Theo bà Vũ Thị Quý, Học viện Chính trị khu vực II, bối cảnh thế giới hiện nay cho thấy, ba xu hướng lớn trong logistics, bao gồm xu hướng bảo hộ, xu hướng số hóa logistics và xu hướng “xanh”. Những xu hướng này không chỉ chi phối ngành logistics ở những nước đã và đang có những biến chuyển bước đầu mà còn ẩn chứa cả những thời cơ và thách thức cho những nước đi sau như Việt Nam. “Vì vậy, với mục tiêu phát triển trở thành trung tâm logistics của cả nước và khu vực, vùng Đông Nam bộ cần tập trung đầu tư, nâng cấp, mở rộng năng lực và khả năng kết nối giữa các khu vực và giữa các loại hình giao thông, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng logistics đa phương tiện; quy hoạch phát triển giao thông vùng cần lưu ý các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng vì đây là một trong những khu vực chịu tác động nặng nề nhất khi nước biển dâng”, bà Vũ Thị Quý cho biết.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vá lỗ hổng nguồn nhân lực logistics
17:27' - 17/10/2023
Hầu hết các công ty dịch vụ logistics ở Việt Nam đều khẳng định tình trạng thiếu nhân lực trình độ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 3.900 tỷ đồng nâng cấp các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam
11:58' - 17/10/2023
Dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam dự kiến vay 107 triệu USD từ Ngân hàng thế giới do Ban Quản lý các dự án đường thuỷ làm chủ đầu tư.
-
DN cần biết
Lực đẩy để dịch vụ logistics phát triển
10:09' - 16/10/2023
Dù các giao dịch được thực hiện trên môi trường internet nhưng dịch vụ logistics lại là mắt xích không thể thiếu để hoàn thành các đơn hàng và giao dịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Hà Nội thành trung tâm điều hành logistics của khu vực miền Bắc
20:54' - 13/10/2023
Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp, hỗ trợ, hợp tác với thành phố Hà Nội để xây dựng Hà Nội thành trung tâm điều hành logistics của khu vực miền Bắc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tiếp tục được bầu là Uỷ viên Ban chấp hành OANA nhiệm kỳ 2025-2028
08:20'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) lần thứ 5 liên tiếp được bầu là Ủy viên Ban chấp hành Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương (OANA) nhiệm kỳ 2025-2028.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết thúc phiên chất vấn tại Quốc hội: Cụ thể hóa bằng hành động, bằng chính sách
21:44' - 20/06/2025
Sau 1,5 ngày làm việc, ngày 20/6, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai quyết liệt 25 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
21:25' - 20/06/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu phải hành động ngay, quyết liệt và hiệu quả để triển khai 25 dịch công trực tuyến toàn trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Giải bài toán giao thông qua các dự án cao tốc và vành đai
19:20' - 20/06/2025
Các dự án không chỉ giải bài toán giao thông mà còn mở ra không gian phát triển mới, kết nối vùng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút FDI và bảo đảm an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt Liên minh các cơ quan nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long
19:20' - 20/06/2025
Chiều 20/6, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra lễ ra mắt Liên minh các cơ quan nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long với 18 thành viên sáng lập.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
18:38' - 20/06/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập đoàn HP (Hoa Kỳ) muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam với quy mô 2-3 tỷ USD
16:20' - 20/06/2025
Ngày 20/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Antoine Colin - Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách toàn cầu về chuyển đổi số và chuỗi cung ứng của Tập đoàn HP (Hoa Kỳ).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Không sát chỉ đạo, tất cả các cam kết sẽ chỉ nằm trên giấy
16:01' - 20/06/2025
Qua 1,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn với 2 lĩnh vực là tài chính và giáo dục, các đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến rất nhiều khía cạnh và được các tư lệnh ngành trả lời thông suốt, rõ ràng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bến Tre đánh giá kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
14:55' - 20/06/2025
Đến nay, tỉnh Bến Tre có 124 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 54 xã được công nhận đạt nông thôn mới nâng cao, 28 xã được công nhận đạt nông thôn mới kiểu mẫu.