Không để địa phương đàm phán trực tiếp với doanh nghiệp mua vaccine COVID-19
“Song song với việc mua vaccine ngừa COVID-19 từ nước ngoài, chúng ta phải tập trung nghiên cứu, sản xuất, chủ động nguồn vaccine trong nước. Đây là chiến lược lâu dài... Cùng với đó, cần thực hiện nghiêm thông điệp “Vaccine + 5K”.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, diễn ra vào sáng 5/3, tại Trụ sở Chính phủ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp. Báo cáo về vaccine ngừa COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay, việc tiếp cận vaccine có nhiều khó khăn, “không phải trong một sớm, một chiều”, đòi hỏi một quá trình lâu dài do nhu cầu lớn, nguồn cung của thế giới hạn chế. Trong khi đó, nhiều nước sẵn sàng mua theo “kỳ vọng”, thậm chí đăng ký mua gấp nhiều lần nhu cầu thực tế. Ngay từ tháng 5/2020, Bộ Y tế đã bắt đầu đàm phán về vaccine, tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, việc đảm bảo đủ vaccine COVID-19 ngay rất khó khăn.Đây là những vaccine mới phát triển, chưa có nghiên cứu đủ lâu để khẳng định chất lượng, hiệu quả bảo vệ; chỉ có hiệu lực bảo vệ từ 6 tháng đến 1 năm (theo báo cáo của nhà sản xuất, đánh giá kiểm nghiệm lâm sàng).
“Vì vậy, song song với việc mua vaccine từ nước ngoài, chúng ta phải tập trung nghiên cứu, sản xuất, chủ động nguồn vaccine trong nước. Đây là chiến lược lâu dài”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ.
Bộ trưởng Bộ Y tế giải thích, theo các nghiên cứu, vaccine Pfizer đạt hiệu quả trên 90%, hiệu quả mũi 1, mũi 2 của vaccine AstraZeneca lần lượt 76% và 81%... Như vậy vaccine không thể đảm bảo phòng dịch 100%, cần phải thực hiện nghiêm thông điệp “Vaccine + 5K”.
Về việc tiếp cận vaccine qua COVAX Facility của Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Tài chính đăng ký và được phê duyệt, trở thành 1 trong 92 nước nằm trong danh sách các quốc gia được tài trợ vaccine giai đoạn đầu tiên.
Cơ chế này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp với Chương trình tiêm chủng mở rộng (GAVI), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Liên minh đổi mới ứng phó dịch bệnh (CEPI)… xúc tiến, để cung cấp vaccine một cách công bằng cho các quốc gia đang phát triển.
COVAX Facility chủ yếu sử dụng vaccine AstraZeneca, cung ứng cho Việt Nam khoảng 5 triệu liều vào năm 2021, còn lại khoảng 25 triệu liều sẽ cung ứng vào năm 2022.
Cảnh báo lừa đảo trong vấn đề cung ứng vaccine ở trong nước, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, việc các công ty khẳng định có thể cung ứng vaccine AstraZeneca là không đúng, bởi tất cả các vaccine hiện nay đều phải qua Bộ Y tế cấp phép.
Đối với 117.000 liều vaccine AstraZeneca đã về Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, ngày 3/3, Việt Nam đã có giấy kiểm định chất lượng lô xuất xưởng của Hàn Quốc và các cơ quan kiểm nghiệm độc lập.
Sau đó, Bộ Y tế đã giao cho các lực lượng kiểm nghiệm vaccine và khẳng định, đến nay đã đủ điều kiện tiêm cho người dân Việt Nam.
Theo đó, ngày 6/3, Bộ Y tế sẽ tập huấn toàn tuyến trên toàn quốc liên quan đến việc hướng dẫn tiếp nhận, sử dụng, bảo quản, tiêm, xử lý tai biến sau tiêm…
Dự kiến, ngày 8/3, những liều vaccine đầu tiên sẽ được tiêm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Cụ thể, những người trực tiếp tham gia vào quá trình điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại 18 cơ sở điều trị sẽ được tiêm đầu tiên, sau đó tiến hành tiêm cho các vùng dịch của 13 tỉnh, thành phố ghi nhận các ca mắc COVID-19 thời gian qua, đặc biệt là Hải Dương… Với những người được tiêm, Bộ Y tế đã thiết kế quá trình quản lý, theo dõi, giám sát bằng hồ sơ sức khỏe điện tử.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, không nên để xuất hiện tâm lý “vaccine giải quyết được hết các vấn đề dịch bệnh”, phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, giảm rủi ro nguồn bệnh lây nhiễm ra ngoài.
“Vaccine là vấn đề đặc biệt nhạy cảm, Bộ Y tế phải là đầu mối điều phối thống nhất, không thể để xảy ra tình trạng các địa phương đàm phán trực tiếp với doanh nghiệp mua vaccine”, ông Nguyễn Đắc Vinh đề nghị.
Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 phải bảo đảm nguyên tắc "công bằng vaccine" của Liên hợp quốc, khẩn trương nhưng phải chắc chắn, đặc biệt, thông tin đầy đủ cho người dân, chuẩn bị sẵn sàng xử lý những vấn đề phát sinh khi thực hiện tiêm chủng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam lưu ý, “trước đây, khi chưa có vaccine, chúng ta vẫn chống dịch tốt”. Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị, thời gian tới, các lực lượng cần chủ động phòng, chống dịch bệnh với "thông điệp 5K kết hợp với vũ khí mới là vaccine"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin "Made in Vietnam" thứ 2- COVIVAC
08:38' - 05/03/2021
Đơn vị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vắc xin "Made in Vietnam" thứ 2- COVIVAC cho biết bắt đầu từ sáng 5/3 sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.