Không để ngành cơ khí phát triển “tự phát”
Việt Nam đã trở thành bến đỗ của các nhà sản xuất máy móc, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm hàng hoá tiêu dùng của các nước phát triển. Và xu hướng này sẽ ngày càng tăng trong bối cảnh hội nhập.
Hàng năm Việt Nam phải nhập siêu nhiều tỷ USD trang thiết bị, vật tư cho các ngành công nghiệp và cho bản thân ngành chế tạo cơ khí và luyện kim. Điều này đặt ra thách thức Việt Nam cần xây dựng chính sách phát triển cụ thể hơn và lựa chọn những sản phẩm thế mạnh theo quy luật thị trường để phát triển.Trong 15 năm qua, những thành tựu ghi nhận được có thể kể đến như lắp máy xây dựng các công trình công nghiệp tương đối mạnh so với khu vực. Một số sản phẩm như đóng tàu viễn dương, chế tạo biến thế, động cơ điện, chế tạo động cơ xăng – dầu công suất nhỏ và một số máy nông nghiệp... tương đối tốt.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm cơ khí khác như ô tô, xe máy, hàng tiêu dùng chủ yếu vẫn chỉ dừng ở mức lắp ráp các linh kiện nhập khẩu, không có thương hiệu “made in Vietnam” có uy tín để cạnh tranh quốc tế. Việt Nam mới chỉ sản xuất được thép xây dựng chất lượng thấp và có phân ngành chế tạo kết cấu thép.Nguồn lực đầu tư cho cơ khí – luyện kim thấp hơn những ngành kinh tế, công nghiệp khác đã dẫn tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của ngành cơ khí luyện kim trở nên yếu kém. Cơ khí – luyện kim phát triển “tự phát” và “cát cứ” không theo một quy hoạch tổng thể của Nhà nước mà để cho từng ngành, từng địa phương thực hiện theo mục tiêu riêng rẽ; dẫn tới phân tán nguồn lực và không thể hợp tác trong sản xuất, nghiên cứu cũng như đào tạo nguồn nhân lực chung cho toàn ngành.Từ năm 2000 đến nay, ngành cơ khí Việt Nam đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, có nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên, tạo ra một số sản phẩm có năng suất, chất lượng tốt phục vụ xây dựng phát triển như vật liệu xây dựng, tham gia xây dựng phát triển ngành năng lượng, giao thông, nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp quốc phòng... nhưng tỷ lệ cơ khí Việt Nam tham gia thực hiện các công trình này rất thấp, dẫn đến lợi nhuận rơi vào nước ngoài và không có lợi nhuận để tích luỹ phát triển.Chính sách đấu thầu, khoa học công nghệ, tín dụng, xây dựng và bảo vệ thị trường cho cơ khí Việt Nam cũng chưa kích thích được các doanh nghiệp cơ khí phát triển. Trong khi đó, cơ chế ưu đãi thuế, đất kéo dài cho khối doanh nghiệp FDI, dẫn đến cơ khí Việt Nam chưa đủ sức để cạnh tranh và sẵn sàng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện tại và sắp tới, Việt Nam tham gia hàng chục Hiệp định thương mại tự do quốc tế và vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì cách tổ chức, bước đi, hình thức phát huy nguồn lực trong và ngoài nước là rất quan trọng. Để xây dựng Việt Nam phát triển hệ thống các doanh nghiệp cơ khí bao gồm cả doanh nghiệp FDI và của riêng người Việt Nam, giúp hình thành một khu vực công nghiệp chế biến chế tạo linh kiện, phụ tùng cho các Tập đoàn đa quốc gia là điều không dễ. Do vậy, ngoài việc tăng thu hút đầu tư thì Việt Nam vẫn phải tự lực thực hiện xây dựng công nghiệp cơ khí của đất nước để đảm bảo tự chủ và an ninh quốc phòng. Nhà nước cần lựa chọn đầu tư xây dựng phát triển một số sản phẩm cơ khí trọng điểm đủ sức cạnh tranh quốc tế, để luôn bắt kịp quá trình đổi mới sản xuất, khoa học công nghệ và nhu cầu thị trường toàn cầu. Một số sản phẩm có thể hướng tới như: đóng mới tàu viễn dương, tàu cá, tàu du lịch; nhanh chóng phát triển theo quy hoạch một số địa điểm làm các dịch vụ và sửa chữa tàu biển để đáp ứng nhu cầu quốc tế và trong nước. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần tiếp tục quy hoạch lại hệ thống các doanh nghiệp cơ khí chế tạo làm hàng kết cấu thép, hàng phi tiêu chuẩn (hiện nay đã nhiều, nhưng lại yếu vì công nghệ lạc hậu) để tham gia xây dựng các công trình công nghiệp, nhà cao tầng, cầu đường trên cao, cảng biển và các trang thiết bị đường sắt trong nước và tham gia xuất khẩu theo đơn hàng quốc tế. Trong khi hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hàng tỷ USD để thực hiện xây dựng các hạng mục này. Ngoài ra, tiếp tục có chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước thực hiện lắp ráp và sản xuất ô tô, nhưng chỉ tập trung làm xe tải nhẹ, trung; các xe chuyên dụng; xe chở khách đạt chất lượng quốc tế và có tỷ lệ nội địa hoá trên 55% vì có thị trường trong nước và xuất khẩu trong khu vực. Rõ ràng, sản phẩm của ngành cơ khí là rất nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nhưng không phải sản phẩm nào chúng ta cũng đầu tư. Nhà nước chỉ chọn lựa một số ít sản phẩm để cơ khí Việt Nam tập trung đầu tư phát triển theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh. Có như vậy, Việt Nam mới sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sau 15 năm, ngành cơ khí vẫn "chập chững" bước đi đầu
10:26' - 03/12/2015
Hơn 15 năm xây dựng và phát triển nhưng ngành cơ khí – chế tạo vẫn đang chập chững bước đi đầu tiên. Việt Nam mới chỉ dừng ở mức làm gia công, chưa đủ khả năng tự chế tạo sản phẩm có sức cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng
10:39'
Sáng 30/11, với 454/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,78% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
09:31'
Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Điện Biên ký thỏa thuận hợp tác với thành phố lớn thứ hai LB Nga
08:49'
Từ năm 2020, khi Việt Nam trở thành quốc gia định hướng ưu tiên đầu tiên trong hoạt động đối ngoại của Saint Petersburg, thành phố đã càng mở rộng các mối quan hệ với các địa phương của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
08:18'
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (ngày 30/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.