Không để xảy ra tiêu cực khi thoái vốn/cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương có tâm lý chờ Chính phủ sửa đổi xong Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (liên quan tới việc xử lý vấn đề sở hữu đất đai của doanh nghiệp cổ phần hóa); trông chờ việc các cơ quan có thẩm quyền thống nhất chủ trương thành lập cơ quan đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp…
Vinafood 1 và Tổng công ty Cà phê trong quý III, IV/2017 sẽ xác định giá trị doanh nghiệp nhưng đúng là đang có tâm lý chờ sửa Nghị định số 59 về chủ trương xác định giá đất, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết.Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa mà không cần phải chờ sửa đổi Nghị định số 59. Nếu vướng mắc trong xử lý vấn đề sở hữu đất đai sau cổ phần hóa, chỉ cần các bộ, tập đoàn, tổng công ty ngồi lại với Bộ Tài chính thảo luận sẽ xử lý được, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu nói.Đồng tình với quan điểm không chờ sửa Nghị định, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết năm 2016, địa phương này đã cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro - có vốn nhà nước có 2.125 tỷ đồng), vướng mắc lớn nhất là việc xử lý đất đai của doanh nghiệp này. Trong khi Chính phủ chưa sửa được Nghị định 59, Hà Nội đã chỉ đạo lập, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, phương án sắp xếp đất đai của Hapro theo hướng rà soát chức năng của Hapro sau cổ phần để xác định chính xác hơn giá trị doanh nghiệp.Đánh giá về công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, nhất là cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo đồng tình với ý kiến các bộ, địa phương và các doanh nghiệp nhà nước rằng công việc này còn chậm, có dấu hiệu chững lại trong quý I/2017 về xây dựng khung khổ thể chế, sửa đổi, ban hành các Nghị định liên quan của Chính phủ và cả về thủ tục hành chính.Chậm một ngày thì lỡ tiến độ thực hiện tới hàng tháng, cả một quý, thậm chí cả một năm của doanh nghiệp. Các tập đoàn, tổng công ty thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn vẫn còn thiếu quyết liệt, có tâm lý chờ đợi các quy định của nhà nước, Phó Thủ tướng đánh giá.* Không để tiêu cực khi thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướcTrong giai đoạn tới, cả nước tập trung cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước rất lớn (số lượng doanh nghiệp ít nhưng tỷ trọng vốn rất nhiều) như Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang thực hiện các thủ tục cổ phần hóa các Tổng công ty phát điện, hay năm nay cổ phần hóa Tập đoàn như Cao su, Tổng Công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2).“Đây là những doanh nghiệp lớn mà Kiểm toán nhà nước phải kiểm toán lại kết quả định giá để tránh thất thoát vốn, tài sản”, Phó Thủ tướng nói.
Nêu rõ những doanh nghiệp mà Nhà nước giữ lại phải đổi mới quản trị, sao cho hoạt động “ra tấm ra món”, Phó Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp soạn thảo văn bản của lãnh đạo Chính phủ đôn đốc các bộ, địa phương, chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn, Tổng công ty tiếp tục quán triệt Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Quốc hội với lĩnh vực này, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là quản trị doanh nghiệp.Các bộ, ngành hoàn thiện văn bản pháp luật, tăng cường thanh tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát vốn nhà nước, nhất là không có tiêu cực trong thoái vốn, cổ phần hóa; khắc phục các bất cập về pháp lý của cổ phần hóa để đảm bảo quá trình này diễn ra nhanh, khẩn trương, đúng quy định pháp luật; kiên quyết xử lý doanh nghiệp yếu kém theo tinh thần Nghị quyết số 05/NQ-TW là Nhà nước không bỏ thêm tiền để tái cơ cấu doanh nghiệp. Các địa phương, bộ, ngành cần chủ động xử lý các doanh nghiệp yếu kém, không dồn việc lên Chính phủ.Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh, xác định trách nhiệm trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, xử lý nghiêm người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp cố tình sai phạm, thực hiện kém, không hiệu quả công tác này kể cả hoạt động điều hành, quản trị doanh nghiệp hiện nay.Đối với các doanh nghiệp nhà nước cần sắp xếp, cổ phần hóa trong giai đoạn hiện nay có giá trị thị trường rất lớn, Phó Thủ tướng cho rằng không cần cổ phần hóa thật nhiều, phải đảm bảo vốn nhà nước được bán, thoái tốt hơn và nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp. Hàng tháng, Thường trực Ban chỉ đạo sẽ nghe báo cáo của các bộ, địa phương và tập đoàn, tổng công ty. Hàng quý, Ban chỉ đạo sẽ họp giao ban để đẩy nhanh quá trình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước./.- Từ khóa :
- cổ phần hóa
- thoái vốn
- doanh nghiệp nhà nước
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý sau thanh tra việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội
21:42' - 05/04/2017
Xử lý sau thanh tra việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội và phản ánh, kiến nghị liên quan đến cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Cổ phần hóa VINACAFE khó cũng phải làm
19:40' - 04/04/2017
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho hay nếu như tiến độ đạt được theo quy định của Luật thì 18/5 là phải chuyển sang công ty cổ phần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59'
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57'
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13'
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.