Không hợp nhất các bộ cơ học, hợp sức để mạnh hơn
Sáng 17/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về phương án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh thông tin về cuộc làm việc giữa Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải liên quan đến định hướng cơ cấu, sắp xếp, hợp nhất 2 Bộ. Theo đó, 2 Bộ đang rà soát kỹ lưỡng nhằm thống nhất phương án triển khai việc hợp nhất trên tinh thần bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Đồng quan điểm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, phương án hợp nhất giữa 2 Bộ bám sát chủ trương chung và yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; hiện đã hoàn thiện nội dung Đề án hợp nhất 2 Bộ gửi báo cáo Chính phủ.
Phương án hợp nhất các đơn vị dựa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và rà soát kỹ nhóm chức năng, nhiệm vụ giao thoa, chồng chéo để tinh gọn, hợp nhất khoa học, không cơ học; đồng thời kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực đặc thù.
“Theo đánh giá ban đầu, phương án hợp nhất cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đến thời điểm hiện tại, 2 Bộ đã xác định các nhiệm vụ cũng như việc vận hành của bộ mới sau khi hợp nhất. Lãnh đạo 2 Bộ đang tiếp tục rà soát để xử lý những khó khăn, vướng mắc đặt ra trong hoạt động quản lý kinh tế xây dựng, một số doanh nghiệp trực thuộc...”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, mục tiêu hợp nhất 2 Bộ phải bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, bảo đảm khoa học, có tiêu chí cụ thể, mang tính định lượng, thuyết phục, toàn diện, khách quan, minh bạch, công tâm.Yêu cầu “không hợp nhất một cách cơ học, hợp sức để mạnh hơn”, Phó Thủ tướng chỉ đạo, lãnh đạo 2 Bộ tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ mới; từ đó thiết kế tổ chức bộ máy thực hiện phù hợp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng.
“Những nhóm chức năng, nhiệm vụ giao thoa, chồng chéo, trùng lặp phải sắp xếp theo nguyên tắc '1 tổ chức có thể làm nhiều nhiệm vụ, 1 nhiệm vụ không thể giao cho 2 tổ chức'. Sau khi hợp nhất, bộ mới cần kiện toàn bộ máy, tổ chức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đặt ra trên tinh thần nhiệm vụ nào, tổ chức đó”, Phó Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, 2 Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ để xây dựng chính sách, tiêu chí rõ ràng khi đánh giá trình độ, năng lực, kinh nghiệm, đào tạo, bồi dưỡng... đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi tiến hành sắp xếp lại bộ máy, nhân sự, “không để tình trạng chảy máu chất xám, lãng phí người tài”.
“Bộ mới sau hợp nhất phải thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tầm nhìn quản lý nhà nước đối với kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, viễn thông, cấp thoát nước... thông qua các quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
* Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về phương án hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo hai Bộ đã báo cáo phương án hợp nhất, sắp xếp các đơn vị trực thuộc; trao đổi về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau nhằm bảo đảm quản lý thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt, nhất là kết cấu hạ tầng nông thôn, quản lý tài nguyên nước, phòng, chống thiên tai, thú y...; cho ý kiến về tên gọi dự kiến của bộ mới sau khi hợp nhất; thảo luận phương án thống nhất, đồng bộ về bộ máy, tổ chức, hoạt động của bộ mới từ Trung ương đến địa phương.
Sau khi nghe báo cáo phương án hợp nhất, sắp xếp các đơn vị trực thuộc giữa 2 Bộ, Phó Thủ tướng đánh giá cao tinh thần chủ động, khẩn trương của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Mục tiêu nhằm giảm chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn hay bỏ sót nhiệm vụ quản lý nhà nước; đồng thời tổ chức bộ máy khoa học, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong tình hình mới.
Phó Thủ tướng cho ý kiến về phương hướng sắp xếp, hợp nhất một số lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành quan trọng, giao thoa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường; yêu cầu lãnh đạo 2 Bộ rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm quản lý thống nhất, xuyên suốt, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả...; khẩn trương hoàn thiện phương án hợp nhất giữa 2 Bộ trước khi trình cấp thẩm quyền.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Đề án hợp nhất 2 Bộ Xây dựng và Giao thông Vận tải đúng tiến độ
15:32' - 14/12/2024
Trước ngày 20/12/2024, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Xây dựng) tiếp tục tham mưu để Lãnh đạo Bộ và Bộ Giao thông Vận tải làm việc với Bộ Nội vụ để hoàn thiện Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy sau hợp nhất.
-
Kinh tế & Xã hội
Hậu Giang xây dựng đề án sáp nhập, hợp nhất tổ chức, cơ quan, đơn vị trước ngày 25/12
11:19' - 13/12/2024
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, việc xây dựng đề án sáp nhập, hợp nhất dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan sau sáp nhập, hợp nhất hoàn thành chậm nhất ngày 25/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo
22:17' - 11/12/2024
Phương án đưa ra phải hài hòa với các bộ, ngành, sau khi hoàn tất việc sáp nhập là sẽ thúc đẩy sự phát triển, đảm bảo hiệu quả của công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
"Không để khoảng trống" khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường
12:46' - 09/12/2024
Sáng 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan về đề án hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
16:25'
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 10 tỷ đồng hỗ trợ nông, ngư dân sản xuất
16:24'
Theo Kế hoạch chương trình Khuyến nông năm 2025, tỉnh Ninh Thuận sẽ huy động trên 10,4 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ nông - ngư dân đẩy mạnh phát triển sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước
15:31'
Tp. Hồ Chí Minh có nhiều triển vọng phát triển ngành dịch vụ; trong đó, có thể kể đến 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm hơn 90% trong khu vực ngành dịch vụ thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phê duyệt Đề án "Giao thông thông minh"
15:06'
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 6369/QĐ-UBND ngày 11/12/2024 về việc phê duyệt Đề án "Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội".
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam – "cú hích" cho nền kinh tế
14:27'
Theo kế hoạch dự kiến, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tài chính khu vực được thành lập tại Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp về tổng kết công tác năm 2024
13:21'
Sáng 17/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội về tổng kết công tác năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai còn dư hơn 940 tỷ đồng giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
13:00'
Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cho biết, đến nay tỉnh đã cơ bản hoàn thành các phần việc thuộc dự án giải phóng mặt bằng) sân bay Long Thành và còn dư hơn 940 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
5 phương án tránh nguy cơ ùn tắc phương tiện kiểm định khí thải
12:17'
Liên quan đến quy định mới về việc kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết đã có phương án chủ động tránh ùn tắc tại các cơ sở kiểm định khí thải.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển mạnh các vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao
11:20'
Bến Tre là tỉnh đứng thứ 5 về phát triển nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.