Kiến nghị tập trung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển, khoa học công nghệ
* Các chỉ tiêu nợ công năm 2023 trong giới hạn cho phép của Quốc hội
Báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, năm 2023, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, các chính sách tài khóa được điều hành chủ động, hiệu quả, đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.Nhờ đó, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn kế hoạch đã đề ra (6,5%) nhưng vẫn là điểm sáng so với các nước trong khu vực và trên thế giới; lạm phát được kiểm soát; quốc phòng, an ninh được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được bảo đảm...
Cũng trong báo cáo, về chỉ tiêu nợ công, tổng số nợ công là 3.722.699,95 tỷ đồng, bằng 36,07% GDP. Nợ Chính phủ là 3.428.046,28 tỷ đồng, bằng 33,22% GDP. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là 283.530,03 tỷ đồng, bằng 2,75% GDP… "Các chỉ tiêu nợ công năm 2023 trong giới hạn cho phép của Quốc hội" – Báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh kết quả tích cực, Báo cáo chỉ ra một số tồn tại, như một số sắc thuế và địa phương thu chưa đạt dự toán; giải ngân đầu tư công còn chậm, kéo dài; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chấp hành kỷ cương, kỷ luật tài chính ở một số nơi còn chưa nghiêm; chậm lập và gửi quyết toán Ngân sách nhà nước tại một số đơn vị… * Tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, khoa học công nghệ, chuyển đổi số Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 tại phiên họp. Trong đó, báo cáo nêu lên một số bất cập trong công tác quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; chi chuyển nguồn sai; xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định; số liệu về nợ đọng xây dựng cơ bản chưa chính xác;... Đánh giá về công tác thu Ngân sách nhà nước năm 2023, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn chỉ rõ, số quyết toán hơn 1.770.000 tỷ đồng, bằng 109,3% dự toán giao, bằng 97,3% thực hiện năm 2022. Qua kiểm toán công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, như việc quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất vẫn còn tình trạng các đơn vị sử dụng đất, nhưng chưa có quyết định thuê đất hoặc hợp đồng thuê đất; chưa điều chỉnh hoặc chậm điều chỉnh đơn giá thuê đất khi hết thời kỳ ổn định; xác định tiền thuê đất, miễn tiền thuê đất không đúng đối tượng.Bên cạnh đó, công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản còn sai sót trong kê khai sản lượng để tính thuế tài nguyên; kê khai phí bảo vệ môi trường và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa đầy đủ...
Đối với công tác chi Ngân sách nhà nước, Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết, số quyết toán gần 1.937.000 tỷ đồng, bằng 93,3% dự toán (giảm hơn 139.000 tỷ đồng). Qua kiểm toán cho thấy, công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước còn hạn chế. Cụ thể, về chi đầu tư phát triển, có 38 Bộ, cơ quan trung ương và 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước, trong đó một số Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân vốn trong nước thấp (dưới 30%); tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài chỉ đạt 53,9% kế hoạch. Ngoài ra, số liệu về nợ đọng xây dựng cơ bản chưa chính xác; còn tình trạng kéo dài kế hoạch vốn chưa đúng quy định tại một số địa phương được kiểm toán. Đối với chi thường xuyên, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ nhiều bất cập. Theo đó, Bộ Tài chính phân bổ dự toán ngân sách trung ương để hỗ trợ các địa phương thực hiện chế độ, chính sách mới và thực hiện các nhiệm vụ khác của ngân sách trung ương số tiền gần 58.000 tỷ đồng chưa sát thực tế, dẫn đến phải hủy gần 38.000 tỷ đồng, chiếm 65,5% dự toán. Ngân sách trung ương bổ sung cho địa phương để thực hiện các chính sách, chế độ mới về an sinh - xã hội do điều chỉnh chuẩn nghèo và các chính sách phát sinh mới sau thời điểm ngày 1/9/2021, số tiền hơn 8.400 tỷ đồng theo hình thức bổ sung cân đối là không đúng quy định tại quyết định số 127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến hết năm 2023, số kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu tại 39/56 địa phương được kiểm toán còn tồn, chưa hoàn trả ngân sách trung ương theo quy định hơn 5.800 tỷ đồng, chiếm 4,17%... Cũng theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, qua tổng hợp nguồn kinh phí cải cách tiền lương cho thấy, số dư lũy kế nguồn này tăng nhanh qua các năm (năm 2021 là hơn 262.000 tỷ đồng, năm 2022 là hơn 432.000 tỷ đồng, năm 2023 là hơn 536.000 tỷ đồng). Theo quy định hiện hành, các địa phương phải trích 70% nguồn tăng thu so với dự toán và nhiều nguồn khác để tạo nguồn cải cách tiền lương, trong khi dự toán thu lại có xu hướng lập không sát thực tế, dẫn tới số tăng thu cao, nhưng chủ yếu lại sử dụng cho tạo nguồn cải cách tiền lương, trong khi nhiều nhiệm vụ chi cần thiết, cấp bách khác, như chi đầu tư phát triển, chi khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo..., lại không có nguồn để chi. Kết quả kiểm toán tại các địa phương cho thấy, một số địa phương chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định hơn 3.500 tỷ đồng; theo dõi, quản lý nguồn cải cách tiền lương chưa phù hợp hơn 3.700 tỷ đồng; 18 địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương không đúng quy định gần 1.400 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại Báo cáo kiểm toán quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2023. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội xem xét quyết định điều chỉnh giảm tỷ lệ trích, tạo nguồn cải cách tiền lương từ số tăng thu Ngân sách Nhà nước, để tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, khoa học công nghệ, chuyển đổi số và các nhiệm vụ cần thiết khác...- Từ khóa :
- Quốc hội
- ngân hàng nhà nước
- kiểm toán
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Nghị quyết 68-NQ/TW có hiệu lực sẽ “cởi trói” cho doanh nghiệp
15:28'
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng pháp luật
09:11'
Ngày 16/5, Quốc hội tiến hành ngày làm việc thứ 11 của Kỳ họp thứ 9 với trọng tâm là công tác lập pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Bảo vệ doanh nghiệp bằng hậu kiểm minh bạch
18:58' - 15/05/2025
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 15/5, đã diễn ra phiên thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra
17:43'
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đang thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp Thái Lan
17:36'
Chiều 16/5/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp của Thái Lan đang đầu tư tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Thái Lan ký kết hợp tác chiến lược thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt
16:54'
Bộ Công Thương và Tập đoàn CENTRAL (Thái Lan) đã tiến hành ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2026 - 2028 nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị điều chỉnh thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
16:39'
Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 68: Cải cách toàn diện thể chế, kiến tạo động lực cho kinh tế tư nhân
15:39'
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu cấp thiết về việc tạo động lực tăng trưởng mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Nghị quyết 68-NQ/TW có hiệu lực sẽ “cởi trói” cho doanh nghiệp
15:28'
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút hoàn thành các hạng mục dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên
14:45'
Ban Quản lý dự án Điện 1 đã phối hợp chặt với các địa phương và nhà thầu dồn lực thi công để gấp rút hoàn thành các hạng mục dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua Lào Cai.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai - Ấn Độ
14:05'
Thilogi thuộc Tập đoàn Trường Hải đã ký hợp tác giữa hãng tàu Regional Container Lines (RCL) với cảng quốc tế Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai - Ấn Độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện
13:34'
Tại gặp gỡ báo chí chung trưa 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã công bố nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện.