Bên lề Quốc hội: Nghị quyết 68-NQ/TW có hiệu lực sẽ “cởi trói” cho doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân là bước ngoặt lớn, khơi thông điểm nghẽn thể chế, tiếp thêm khí thế cho kinh tế tư nhân vươn lên vai trò trụ cột, đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc dân. Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 16/5 các đại biểu Quốc hội chia sẻ, cần có chính sách thỏa đáng đối với doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng thời gian hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp...
*Đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình): Giải bài toán chờ sửa luật
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm hai nhóm quy định: Sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành. Kỳ họp này đang xem xét sửa đổi hơn 30 luật - với nhóm luật này cần phải thể chế ngay nội dung Nghị quyết số 68-NQ/TW trong các dự thảo luật này. Đối với các luật chưa có trong chương trình kỳ họp thì cần thêm thời gian để sửa, có thể làm cho Nghị quyết số 68-NQ/TW phần nào chậm đi vào cuộc sống. Do đó, Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp này về cơ chế đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân là cấp thiết, để góp phần giải bài toán “chờ sửa luật”. Nghị quyết này sẽ tập trung vào các nội dung rõ ràng, cấp bách, có thể triển khai ngay và phù hợp với tính chất một nghị quyết Quốc hội và quỹ thời gian hạn chế, ví dụ như: miễn thuế môn bài. Những vấn đề phức tạp hơn như cải cách mạnh mẽ thủ tục phá sản hay xử lý tranh chấp dân sự, kinh tế tại tòa án phải sửa toàn diện luật chuyên ngành, chứ khó có thể bằng vài điều khoản của Nghị quyết Quốc hội để có thể giải quyết. Như vậy, vai trò của nghị quyết lần này là thực thi được ngay một số giải pháp của Nghị quyết số 68-NQ/TW, mặt khác đặt nền tảng pháp lý ban đầu, với các nguyên tắc để tiếp tục thể chế hóa toàn diện bằng sửa luật cụ thể. Ví dụ như: Nghị quyết của quốc hội quy định rút ngắn ít nhất 30% thủ tục, hồ sơ trong quy trình phá sản làm căn cứ cho sửa đổi Luật Phá sản sau này. Để thể hiện rõ cách tiếp cận nêu trên, Nghị quyết của Quốc hội đã có một điều khoản: yêu cầu các nội dung liên quan đến Nghị quyết số 68-NQ/TW phải được thể chế ngay trong các luật mà Chính phủ đã trình tại kỳ này. Đối với các luật khác, giao Chính phủ khẩn trương hoàn tất rà soát, sửa đổi luật liên quan chậm nhất vào năm 2026. Việc này nên hoàn thành sớm trong năm 2025 và muộn nhất là quý II/2026. Về các vấn đề cụ thể, tôi đề xuất đẩy mạnh giải pháp về tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, xây dựng cụm công nghiệp chuyên biệt dành riêng cho khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo… với hạ tầng hoàn chỉnh, chi phí hợp lý và nhiều hạ tầng có thể dùng chung kho bãi, văn phòng... Về phí, lệ phí nên miễn cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp phải cấp lại, đổi lại giấy tờ do thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính. biện pháp này giúp giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết số 68-NQ/TW. Cuối cùng, đề nghị chỉnh sửa lại khoản 7 Điều 5 về yêu cầu việc sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm không chỉ “giá trị tài sản” mà còn phải bao gồm cả “quyền tài sản” liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc niêm phong, kê biên, tạm giữ tài sản cần phải được sử dụng biện pháp phù hợp, đảm bảo không chỉ mất mát, hư hỏng (giá trị) và còn phải đảm bảo tài sản đó (nhà xưởng, máy móc) có thể phải được tiếp tục vận hành, khai thác, phát huy giá trị, để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, lao động của doanh nghiệp. *Đại biểu Trần Văn Tuấn (đoàn Bắc Giang): Có chính sách thỏa đáng đối với doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng Nghị quyết sau khi có hiệu lực sẽ “cởi trói” được rất nhiều vấn đề cho doanh nghiệp. Tôi quan tâm 2 vấn đề. Thứ nhất là về chính sách trong việc giải quyết, xử lý vi phạm và giải quyết các vụ việc liên quan đến doanh nghiệp; trong đó, dự thảo Nghị quyết đã đề ra một số quy định để làm sao tránh hình sự hóa những vi phạm trong quá trình xử lý vi phạm. Đồng thời, giải quyết các vụ việc vừa đảm bảo nghiêm minh, lại vừa bảo đảm công bằng, minh bạch và có tính nhân văn. Có như vậy, sẽ không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Ví dụ như những vụ việc mà có thể dẫn đến xử lý về hình sự hay là về kinh tế thì trước hết phải ưu tiên xử lý về kinh tế, về dân sự; khuyến khích những trường hợp vi phạm chủ động trong việc khắc phục hậu quả. Coi đây là một trong những yếu tố để các cơ quan tố tụng xem xét, quyết định trong quá trình truy tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Đây là quy định rất mới, rất đặc biệt, có tính nhân văn. Thứ hai là tôi rất quan tâm đến những cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ một trong những nút thắt rất lớn hiện nay. Đó là về mặt bằng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, trong dự thảo Luật quy định là sau khi Nghị quyết này có hiệu lực thì các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được thành lập sau thời điểm có hiệu lực thì phải dành diện tích 20 ha trên một khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc là 5 % diện tích đất đã được đầu tư kết cấu hạ tầng để dành cho các doanh nghiệp công nghệ cao, khu vực tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đầu tư thì đây là yếu tố tạo thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cần có chính sách rõ đối tượng, rõ mức hỗ trợ, rõ nguồn tài chính để phát triển kinh tế tư nhân
19:36' - 15/05/2025
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 15/5, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
12:23' - 15/05/2025
Sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Khi kinh tế tư nhân được đặt làm trọng tâm trong kỷ nguyên mới
12:16' - 15/05/2025
Kinh tế tư nhân hiện đang chiếm hơn 1/2 nền kinh tế nước ta và là trụ cột của nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm nhiều nhất cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân
08:05' - 15/05/2025
Trong phiên họp chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
34 Thuế tỉnh chính thức vận hành theo mô hình mới từ ngày 1/7
11:17'
Sáng 1/7, Cục Thuế đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ của Cục Thuế (Bộ Tài chính) nhằm triển khai mô hình tổ chức mới của ngành thuế từ ngày 1/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Trụ đỡ cho doanh nghiệp phát triển
11:15'
Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp được kỳ vọng sẽ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý; đồng thời, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy mới, tư duy mới và khát vọng mới
08:14'
Hôm nay 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại toàn bộ 34 tỉnh, thành phố chính thức đồng loạt vận hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng lòng để thực hiện bước đi lịch sử
08:13'
Ngày 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố - một chỉnh thể hành chính mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - chính thức được khởi động.
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý tài sản công
21:35' - 30/06/2025
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 193/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền
21:34' - 30/06/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 1417/QĐ-TTg ngày 30/6/2025 thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấy ý kiến để Luật Thương mại điện tử phù hợp thực tiễn
20:59' - 30/06/2025
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất tư tưởng và nhận thức, sức mạnh của hệ thống chính trị
20:59' - 30/06/2025
Ngày 30/6, Lào Cai công bố Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập tỉnh Lào Cai mới.trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm 2 Bí thư Tỉnh uỷ làm cán bộ cấp Thứ trưởng
20:29' - 30/06/2025
Chiều 30/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị công bố và trao các quyết định bổ nhiệm hai Bí thư Tỉnh uỷ làm cán bộ cấp Thứ trưởng.