Không nên "đâm lao" vào những dự án kém hiệu quả
Hàng loạt những vấn đề xung quanh dự án polyester Đình Vũ và Gang thép Thái Nguyên, với vốn đầu tư 7.000 - 8.000 tỷ đồng nhưng không hiệu quả… đã được đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh trao đổi với phóng viên bên lề Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 18/11.
Phóng viên: Thưa ông, với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng về giải pháp cho dự án polyester Đình Vũ và Gang thép Thái Nguyên, vốn đầu tư 7.000 - 8.000 tỷ đồng nhưng không hiệu quả, ông đánh giá thế nào về phần trả lời này?Ông Trương Trọng Nghĩa: Phần trả lời của Bộ trưởng chưa trả lời được hết thắc mắc, không giải tỏa được những lo lắng, quan tâm của cử tri. Tôi lấy ví dụ như: câu hỏi được đặt ra là có nên tiếp tục dự án thép Thái Nguyên hay không? Vì điểm đầu tiên, nếu tiếp tục phải đổ thêm vào dự án này trên 4.000 tỷ đồng. Và có tiếp tục đổ thêm tiền nhưng không biết khi nào dự án sẽ hoàn thành.
Hiện nay, nhà thầu của dự án, chỉ tính riêng về thiết bị đã lấy trên 93% mà nhà thầu lại không giao phần quan trọng nhất về thiết bị điều khiển. Và nhà thầu rút về, bây giờ muốn dự án tiếp tục phải thương lượng, mà thương lượng thì dễ gì nhà thầu không đòi tăng giá. Đây chỉ là một phần của vấn đề. Tôi cho rằng, phần tiếp tục là đầu tư thêm 4.000 tỷ đồng, đâm ra mình “đâm lao, thì phải theo lao”. Mà liệu dự án có hiệu quả không?Trong khi, một số chuyên gia kinh tế đã khuyến cáo như TS. Trần Đình Thiên đã chỉ ra, những dự án này sẽ kém hiệu quả. Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra ví dụ: Tập đoàn Hòa Phát, với sản lượng 850.000 tấn mà đầu tư chỉ có 5.000 tỷ đồng và Tập đoàn này đã hoàn tất và đưa ra sản phẩm ra thị trường và có lợi nhuận.
Trong khi dự án này đã đầu tư 10 năm chưa hoàn thành và nếu tiếp tục đầu tư trên 4.000 tỷ đồng cũng chưa biết thời điểm nào hoàn thành và hoàn thành rồi có hiệu quả hay không? Theo tôi, cuối cùng một dự án đầu tư tối cao của dự án đó là phải có hiệu quả. Đó là dự án đầu tư về kinh tế. Nếu không có hiệu quả thì trước sau cũng thua lỗ, đóng cửa. Và câu hỏi này cũng chưa được trả lời, giải đáp một cách thỏa đáng.
Và một loạt những câu hỏi về việc dự án ngưng hoạt động thì sẽ giải quyết 6.000 lao động như thế nào? Và nhà máy xây dựng 10 năm chưa xong, chưa vận hành mà tại sao đã có 6.000 lao động. Nếu những người thi công dự án, mà đây là nhà thầu Trung Quốc, thì rất nhiều lao động là của nhà thầu. Nếu là những người thi công trong nước, thì đâu phải nhất thiết là nhân công của nhà máy sau này?
Theo tôi, một nhà máy đã đầu tư vào 5.000 tỷ đồng, chưa hoàn thành mà đã có 6.000 lao động. Nếu bây giờ ngừng hoạt động, dự án này không biết như thế nào? Tôi cũng không hiểu, không giải đáp được câu hỏi này. Tôi cho rằng, những phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công thương còn chưa thỏa đáng. Phóng viên: Thưa ông, với việc 2 dự án polyester Đình Vũ và Gang thép Thái Nguyên còn kém hiệu quả, xin ông đánh giá và kiến nghị hướng giải quyết đối với 2 dự án này? Ông Trương Trọng Nghĩa: Theo tôi được biết, không chỉ có 2 dự án này mà còn hàng chục công trình kém hiệu quả. Do đó, có hàng loạt những vấn đề mà chúng ta cần giải quyết. Thứ nhất, vì sao chúng ta để cho các nhà thầu, chi phối như thế? Trong nhà máy thép Thái Nguyên, một tập đoàn lớn của Trung Quốc, tôi nghĩ họ sang các nước khác như: Pháp, Đức, Mỹ để họ đấu thầu, cách làm của họ sẽ không giống như ở Việt Nam . Vì sao, nhà thầu này sau một năm đòi tăng vốn hơn gấp đôi. Mà tăng vốn là một lẽ, bởi vì, có thể do giá vật liệu tăng, chúng ta đền bù giải tỏa chậm, cũng do lỗi của chúng ta, nên họ phải tăng. Nhưng vấn đề ở chỗ là tăng cũng không hoàn thành. Câu hỏi theo tôi ở đây là, vì sao chúng ta lựa chọn phải nhà thầu này. Câu hỏi thứ hai, rõ ràng là toàn bộ sự tăng vốn này, nhân dân và cử tri cho rằng, không loại trừ việc bù đắp cho sự lãng phí và tiêu cực trong dự án đó. Tôi cho rằng, nếu như chúng ta không kiểm soát được, dự án sẽ tiếp tục tăng vốn mà cũng không hoàn thành được. Bên cạnh đó, cần xử lý việc những cán bộ đang làm việc mà không hiệu quả, chúng ta cũng cần thay đổi. Nếu chúng ta không xử lý một cách nghiêm túc, thì tình trạng như các nhà máy này sẽ luôn luôn xảy ra. Và khi có vấn đề, chúng ta cần xem lại hiệu quả đến đâu, việc đâm lao có ý nghĩa hay không? Không như nhà máy Thép Thái Nguyên, nếu như chúng ta tiếp tục đổ hơn 4.000 tỷ đồng nữa, mà giá thép thế giới đang giảm; đặc biệt thép Trung Quốc. Tới đây, việc các hiệp định ký kết thì thép Trung Quốc sẽ đổ vào Việt Nam với giá rẻ hơn.Và nhà máy Gang thép thái Nguyên đang hiệu quả kém như thế, mỗi tháng phải chi đến 20-30 tỷ đồng, tức là hơn 1 triệu USD mỗi tháng tiền lãi. Như vậy, nếu dự án không hiệu quả thì chúng ta đành phải chấp nhận ngưng dự án, những điều này cần được quyết định nhanh chóng và cương quyết.
Phóng viên: Thưa ông, ông có nhìn nhận về vấn đề tiêu cực trong 2 dự án polyester Đình Vũ và Gang thép Thái Nguyên? Ông Trương Trọng Nghĩa: Tôi là luật sư, tôi nói mà không có bằng chứng thì tôi không nhận xét được. Nhưng theo tôi, khi dự án đổi vốn nhiều, kéo dài, ách tắc, hiệu quả kém như thế thì Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước cần vào cuộc. Và chỉ có 2 cơ quan này vào cuộc mới có thể xem xét được những dự án này có tiêu cực hay không? Thưa ông: Cũng có nhiều ý kiến người dân cho rằng, chúng ta có nên vay tiền Trung Quốc để đầu tư cho cơ sở hạ tầng hay không. Ông nhận định gì về ý kiến này? Ông Trương Trọng Nghĩa: Điều đầu tiên, theo tôi, phải truyền đạt được câu hỏi và suy nghĩ của người dân. Tôi tin rằng, câu hỏi đó sẽ được nghiên cứu và xem xét. Có trả lời hay không tại kỳ họp này, tôi chưa biết. Nhưng chắc chắn, những suy nghĩ này của người dân sẽ được các nhà lãnh đạo nghiên cứu, xem xét để xây dựng đường lối, chủ trương của mình.Phóng viên: Xin cám ơn ông.
Thúy Hiền/Bnews/TTXVN (thực hiện)Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Không để xảy ra thiếu lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm sau Tết
21:15'
Các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tiền lương, bình quân tiền lương của người lao động năm 2024 đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam phát triển mạnh mẽ
19:21'
Trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chung tay khai thác tiềm năng hợp tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định về số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy
19:17'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đồng bộ giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
18:30'
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ
18:29'
Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46'
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38'
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34'
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04'
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.