Không tạo thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4- 15/5 trên phạm vi toàn quốc. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm sẽ có tác động lớn tới cộng đồng doanh nghiệp ngành thực phẩm cũng như thay đổi cách thức quản lý của nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Nghị định được đánh giá là cải cách thể chế đột phá, thể hiện thay đổi căn bản trong tư duy về quản lý Nhà nước, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Đánh giá về những tác động của Nghị định 15/2018/NĐ-CP sau thời gian thực hiện, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Các cơ quan thực thi và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những thay đổi của Nghị định 15/2018/NĐ-CP và kỳ vọng điều này sẽ tạo tiền lệ tốt cho cải cách trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Những thay đổi của Nghị định 15/2018/NĐ-CP có thể kể đến như: Quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa; bổ sung các đối tượng được miễn kiểm tra; cải cách toàn diện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; phân cấp, khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo, trùng lặp; tạo sự linh hoạt, chủ động cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính và chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Chính nhờ đó, doanh nghiệp tiết giảm được về thời gian, chi phí và giảm rủi ro; có thêm cơ hội đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp ngành thực phẩm tăng lên nhanh chóng; tạo cơ hội việc làm, thu nhập cho hàng chục triệu lao động; đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của nền kinh tế. Điển hình như với quy định cho phép tự công bố sản phẩm trong số doanh nghiệp được CIEM khảo sát, trung bình mỗi doanh nghiệp tiết kiệm được 602,5 triệu đồng/năm.
Với 12.000 doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm thì quy định này giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí rất lớn, chưa tính tới các doanh nghiệp thương mại, nhập khẩu sản phẩm thực phẩm. Còn việc bãi bỏ thời hạn Bản tự công bố theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, trung bình tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp hơn 310 triệu đồng/năm.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động hậu kiểm được tăng cường và thực hiện thường xuyên hơn. Cơ quan Hải quan được giảm tải áp lực thông quan; thời gian giải phóng hàng nhanh, đáp ứng yêu cầu thông quan theo các cam kết quốc tế.
Đại diện Hội Lương thực Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh cho biết: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đem lại hiệu quả về kinh tế, nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đồng thời, đưa việc quản lý đến gần hơn với thông lệ quốc tế, phù hợp với mô hình quản lý tiên tiến của nhiều quốc gia; giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp hội nhập.
Tuy nhiên, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam cho rằng, tuy có nhiều nội dung cải cách tích cực, song Nghị định 15/2018/NĐ-CP vẫn còn một số điểm cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
Đơn cử, quy định chưa rõ ràng, cụ thể trong cách thức xác định tỷ lệ lô hàng nhập khẩu trong trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra; thực thi thiếu nhất quán đối với trường hợp sản phẩm là mẫu thử nghiệm; còn thiếu các quy định về đăng ký các thực phẩm nhập khẩu có chứa phụ gia mới…Theo đại diện CIEM, ở một số cơ quan địa phương vẫn có hiện tượng cán bộ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ nhiều lần, thậm chí có những yêu cầu nằm ngoài quy định. Nghị định còn thiếu các quy định về đăng ký các thực phẩm nhập khẩu có chứa phụ gia mới.Đại diện Hội Lương thực Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh kiến nghị cần thay đổi tư duy và phương thức quản lý Nhà nước trong xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp theo hướng chuyển từ kiểm soát sang kiến tạo; từ can thiệp trực tiếp sang gián tiếp, từ tiền kiểm sang giám sát theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, chính sách cần có sự phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, cụ thể.Như vậy mới tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế để doanh nghiệp trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
TS. Nguyễn Minh Thảo cho rằng, cần duy trì và phát huy những cải cách của Nghị định 15/2018/NĐ-CP; nghiên cứu áp dụng nhân rộng cách tiếp cận quản lý này sang các lĩnh vực quản lý nhà nước khác. Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước chú trọng hoạt động hậu kiểm; giám sát và nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong hoạt động thực thi; đảm bảo thực hiện nghiêm túc trên tinh thần hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, chấm dứt tình trạng yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ ngoài quy định hoặc đưa ra yêu cầu chung chung, thiếu rõ ràng.
Đặc biệt, không đề xuất hay ban hành mới các quy định tạo thêm gánh nặng chi phí kinh doanh, chi phí tuân thủ pháp luật không cần thiết cho doanh nghiệp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể của Nghị định 15/2018/NĐ-CP. “Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sự ổn định của chính sách và những thay đổi thể chế theo hướng thúc đẩy tự do và an toàn kinh doanh là điều cần thiết”, TS. Nguyễn Minh Thảo nhấn mạnh.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cách thức nào đổi mới quản lý an toàn thực phẩm?
11:23' - 22/03/2024
Đổi mới cách thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và đối với sản phẩm, hàng hoá là trọng tâm ưu tiên cải cách của Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tăng trưởng ổn định trong 6 tháng đầu năm, Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn
18:34' - 05/07/2025
Với kết quả tăng trưởng ổn định trong 6 tháng qua, Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tạo được động lực quan trọng cho chiến lược tăng trưởng dài hạn.
-
Doanh nghiệp
Niềm tin được củng cố, số doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng hơn 91%
16:47' - 05/07/2025
Tháng 6/2025, hơn 24.400 doanh nghiệp thành lập mới, tăng mạnh so với tháng trước và cùng kỳ. Số doanh nghiệp quay lại hoạt động cũng vượt doanh nghiệp rút lui, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét.
-
Doanh nghiệp
Nvidia soán ngôi Apple tiến sát vị thế công ty giá trị nhất lịch sử
09:40' - 05/07/2025
Cổ phiếu Nvidia đã tăng lên mức cao kỷ lục 1,3% trong bối cảnh thị trường chung đi lên, đưa công ty tiến gần hơn tới việc soán ngôi Apple để trở thành doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất lịch sử.
-
Doanh nghiệp
Các hãng bay Việt đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế
14:41' - 04/07/2025
Sau giai đoạn phục hồi mạnh, các hãng hàng không Việt Nam bước vào nửa cuối 2025 với chiến lược mở rộng mạng bay, tăng đội tàu và đầu tư toàn diện để nâng sức cạnh tranh, đón nhu cầu du lịch, vận tải.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên với Etihad Airways
17:53' - 03/07/2025
Vietnam Airlines và Etihad Airways chính thức triển khai hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bộ ba "vàng" của Phú Mỹ - PVFCCo cho sản xuất nông nghiệp bền vững
16:45' - 03/07/2025
Sự kết hợp giữa phân sinh học Sumagrow Inside với NPK Phú Mỹ và phân hữu cơ Phú Mỹ tạo nên bộ ba vàng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm sâu bệnh và làm chậm quá trình suy thoái đất.
-
Doanh nghiệp
Quản trị biến động xuyên suốt trong điều hành của Petrovietnam
15:36' - 03/07/2025
Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Petrovietnam xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.