Cách thức nào đổi mới quản lý an toàn thực phẩm?
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Thúy Hiền/BNEWS/TTXVN
Ngày 22/3, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “5 năm triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm: Kết quả, vấn đề và kiến nghị”. Hội thảo nhằm tạo diễn đàn thảo luận về những thay đổi trong cách thức quản lý về an toàn thực phẩm; kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm, những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện và các đề xuất, kiến nghị.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Đổi mới cách thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và đối với sản phẩm, hàng hoá là trọng tâm ưu tiên cải cách của Chính phủ. Trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm, trước năm 2018 được thực hiện theo Luật An toàn thực phẩm (2010) và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định của Nghị định 38/2012/NĐ-CP có nhiều vướng mắc, làm tăng chi phí, thời gian và giảm cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Với Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chủ yếu là tiền kiểm, nhưng quản lý hậu kiểm lại để bỏ ngỏ.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã kiến nghị từng bước tháo bỏ những bất cập trong quản lý về an toàn thực phẩm.
Trên cơ sở đó, ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được đánh giá là cải cách thể chế đột phá, thể hiện thay đổi căn bản trong tư duy về quản lý nhà nước, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành.
“Đến nay, Nghị định đã triển khai và đi vào cuộc sống được 5 năm. Đây là văn bản pháp lý có tác động lớn tới cộng đồng doanh nghiệp ngành thực phẩm và làm thay đổi cách thức quản lý của nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, do đó cần thiết phải thực hiện đánh giá tác động. Việc đánh giá tác động có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng và tổ chức thực thi chính sách về quản lý an toàn thực phẩm cũng như chính sách về quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành khác”, TS. Đặng Đức Anh nhấn mạnh.
Trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm sau 5 năm triển khai thực hiện, bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban, Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, CIEM cho biết: nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát doanh nghiệp qua phiếu hỏi và khảo sát thực tế tại các cơ quan hải quan; hiệp hội doanh nghiệp; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được đánh giá là điển hình cải cách về phương thức quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và hàng hoá. Các cơ quan thực thi và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những thay đổi của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và kỳ vọng điều này sẽ tạo tiền lệ tốt cho cải cách trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác.
Cùng với đó, những thay đổi nổi bật của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP như: áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hoá; bổ sung các đối tượng được miễn kiểm tra; cải cách toàn diện quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; phân cấp, khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo, tầng nấc, trùng lặp; tạo sự linh hoạt, chủ động cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm…
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, hoạt động hậu kiểm được tăng cường và thực hiện thường xuyên hơn. Cơ quan hải quan được giảm tải áp lực thông quan; thời gian giải phóng hàng nhanh, đáp ứng yêu cầu thông quan theo các cam kết quốc tế.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho rằng, tuy có nhiều nội dung cải cách tích cực, song Nghị định số 15/2018/NĐ-CP vẫn còn một số điểm cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
Đơn cử như: quy định chưa rõ ràng, cụ thể trong cách thức xác định tỷ lệ lô hàng nhập khẩu trong trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra giảm; thực thi thiếu nhất quán đối với trường hợp sản phẩm là mẫu thử nghiệm. Đặc biệt, ở một số cơ quan địa phương vẫn có hiện tượng cán bộ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ nhiều lần; thậm chí có những yêu cầu nằm ngoài quy định. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP còn thiếu các quy định về đăng ký các thực phẩm nhập khẩu có chứa phụ gia mới…
Tại hội thảo, đại diện một số tổ chức đánh giá sự phù hợp trình bày và nêu quan điểm về quản lý an toàn thực phẩm. Hội thảo cũng lắng nghe chia sẻ của đại diện một số hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp và chuyên gia cũng trao đổi về kết quả và tác động khi thực hiện theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; những khó khăn, bất cập còn tồn tại của quy định pháp lý và thực thi đối với quản lý an toàn thực phẩm.
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được xem là thành tựu cải cách của môi trường kinh doanh ở Việt Nam, song nghị định vẫn còn một số điểm cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Bởi vậy, tới đây khi thực hiện dự án Luật sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, cộng đồng doanh nghiệp trông chờ những tiến bộ của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP tiếp tục được duy trì.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức thì sự ổn định của chính sách và những thay đổi thể chế theo hướng thúc đẩy tự do và an toàn kinh doanh là điều cần thiết để củng cố niềm tin và tạo động lực kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tin liên quan
-
Đời sống
Khuyến cáo tránh sử dụng váng sữa không đảm bảo an toàn thực phẩm
09:28' - 01/03/2024
Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Anh vừa gửi cảnh báo tới cơ quan chức năng của Việt Nam về việc Công ty Premier Foods đang thu hồi sản phẩm váng sữa Ambrosia My Mini Pots do có thể chứa các mảnh nhựa.
-
Hàng hoá
Siết chặt kiểm soát về an toàn thực phẩm mùa lễ hội
16:30' - 26/02/2024
Nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm mùa lễ hội, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã tăng cường kiểm tra kiểm soát địa bàn.
-
DN cần biết
Hợp tác cung cấp kiến thức kiểm soát an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp
11:26' - 22/02/2024
Các thông tin về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật sẽ được cung cấp hiệu quả đến các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.