Không thể vì vài dự án chậm thanh toán mà ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của cả nước
Chiều 20/12, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xác định trách nhiệm của từng bộ, cơ quan về việc chậm thanh toán, trả nợ nước ngoài đối với 3 dự án: La Sơn –Túy Loan (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh), quốc lộ 20 và thủy điện Hồi Xuân.
Việc bố trí nguồn vốn để trả nợ khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho dự án La Sơn –Túy Loan và quốc lộ 20 thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương bố trí trong chi đầu tư hàng năm của Bộ Giao thông Vận tải để thanh toán nợ khi đến hạn trả.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 18/12, Moody’s (tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service) thông báo hạ triển vọng Việt Nam xuống tiêu cực vì cho rằng việc Chính phủ chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp là sự yếu kém về thể chế, quản trị hơn là sự yếu kém về tài chính, bao gồm vấn đề về các thủ tục hành chính phức tạp cản trở việc thanh toán kịp thời và thuận tiện. Thông báo này của Moody’s có thể ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng tín nhiệm của 18 ngân hàng tại Việt Nam. Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết: ngày 12/12, Thủ tướng đã yêu cầu Tổ công tác tổ chức họp với các bộ, ngành liên quan để xác định trách nhiệm của từng cơ quan trong việc chậm thanh toán, trả nợ nước ngoài. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan phải đảm bảo bố trí nguồn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, từ ngày 21/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã có Thư gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án trả nợ nhanh nguồn vốn vay IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới) và đến 26/9, Ngân hàng này có lá thư thứ 2, đề nghị Bộ Tài chính thông báo cho WB biết trước ngày 30/11 về phương án trả nợ nhanh mà Việt Nam lựa chọn.Tuy nhiên, Bộ Tài chính xử lý việc này rất chậm, tới ngày 5/12 mới có văn bản trình Thủ tướng nhưng văn bản này chưa được lấy ý kiến các cơ quan liên quan và cũng không kiến nghị thời hạn phía Việt Nam trả lời WB về phương án trả nợ nhanh. Ngày 10/12, phía WB tiếp tục điện cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ và nhắn tin cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc yêu cầu phía Việt Nam trả lời cho WB về phương án trả nợ nhanh trong ngày 11/12.
Nêu ra các nguyên nhân chậm thanh toán, trả nợ nước ngoài liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan trong việc bố trí cân đối vốn và sự phối hợp của các bộ khi lấy ý kiến đã không trả lời không đúng hạn, Bộ trưởng cho biết “Người đứng đầu Chính phủ rất không hài lòng”. Chúng ta có tiền, nhưng đến hạn trả trong kế hoạch lại không thanh toán - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh và yêu cầu các bộ làm rõ trách nhiệm của mình, không đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau. Ông cũng đề nghị Bộ Tài chính truy cứu trách nhiệm của cá nhân cụ thể khi “om” văn bản tới hơn 5 tháng. “Ai giữ, giữ làm gì. Nếu không làm rõ trách nhiệm, cứ đổ vấy cho người khác là không được” - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết liệt truy cứu. Ông cho rằng sự phối hợp chưa tốt giữa các bộ là vấn đề tồn tại cần khắc phục. Báo cáo của Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chính phủ cho thấy, Thủ tướng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ trong việc thanh toán trả nợ cho bên cho vay nước ngoài, song Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa bố trí vốn để trả, vì vậy, Thủ tướng đã chấp thuận ứng từ Quỹ Tích lũy trả nợ để trả thay đối với dự án La Sơn – Túy Loan và quốc lộ 20 để đảm bảo uy tín của Chính phủ với tư cách là người bảo lãnh. Các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư cũng chưa bố trí vốn kịp thời để thực hiện dự án đầu tư mở rộng đoạn tránh ngập thủy điện Hồi Xuân để dự án hoàn thành đúng tiến độ; phối hợp không tốt trong việc bố trí nguồn trả nợ thay các dự án được Chính phủ bảo lãnh, làm chậm thanh toán nợ đến hạn, dẫn đến Moody’s xem xét hạ bậc hệ số tín nhiệm của Việt Nam. Trước tình hình trên, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan rút kinh nghiệm, không để xảy ra sự việc tương tự.Bộ Tài chính thực hiện nghiêm nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng trả nợ chậm, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam và uy tín của Chính phủ. Bộ Tài chính, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc bố trí nguồn vốn trả nợ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cho dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan và dự án khôi phục, cải tạo quốc lộ 20 cũng như các dự án khác; trường hợp đến hạn trả nhưng chưa kịp làm thủ tục hoặc chưa có nguồn, Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Tại buổi làm việc, các bộ thừa nhận trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp chưa tốt. Đại diện Bộ Giao thông vận tải giải trình, vốn ngân sách nhà nước bố trí cho Bộ rất khó khăn. Trong giai đoạn 2016 – 2018, Bộ đã có 8 văn bản trình Thủ tướng, gửi Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư để bố trí cho các dự án BT (xây dựng – chuyển giao), song theo thứ tự ưu tiên bố trí vốn và nguồn vốn khó khăn nên dự án BT giai đoạn 2016 – 2020 chưa được bố trí vốn ngân sách để trả nợ theo kế hoạch.Do vậy, Thủ tướng đã quyết định sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ 4 đợt cho dự án La Sơn – Túy Loan, tổng số 104 triệu USD, còn thiếu khoảng 500 triệu USD để hoàn thành dự án. Dự án quốc lộ 20 đã trả 2 đợt, tổng số 31 triệu USD, còn thiếu hơn 100 triệu để hoàn thành dự án. Do trả chậm nên hai dự án này đều phát sinh và phải trả lãi phạt. Đối với dự án La Sơn – Túy Loan, qua 4 đợt trả, Bộ Giao thông vận tải đều kiến nghị trước 1-2 tháng nhưng quy trình thủ tục sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ rất phức tạp nên thường trả chậm.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cầu thị phát biểu: 3 dự án đã có sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng và lãnh đạo Chính phủ. Việc chậm thanh toán, các bộ đều có trách nhiệm, trong đó có Bộ Kế hoạch Đầu tư vì đã không quyết liệt trong công tác tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ cũng như xử lý triệt để, để chậm tiến độ, cuối cùng chúng ta vẫn phải trả tiền, còn phải gánh thêm lãi”. Vì vậy các cơ quan phải xem lại cơ chế phối hợp, tránh trường hợp đáng tiếc tương tự xảy ra. Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị các bộ liên quan phải rút kinh nghiệm, chậm trễ là do trách nhiệm của các cơ quan trong việc không thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Các bộ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng do phối hợp thiếu nhịp nhàng, chặt chẽ và tích cực, có biện pháp khắc phục ngay , không để vì một vài dự án cụ thể mà làm ảnh hưởng đến vấn đề vĩ mô, đến môi trường đầu tư của đất nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Quy rõ trách nhiệm về việc chậm tiến độ các dự án đô thị
20:19' - 13/12/2019
Trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho các dự án đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân chậm tiến độ của nhiều dự án thủy điện ở Kon Tum
17:53' - 02/12/2019
Trong số 8 dự án thủy điện đã có chủ trương đầu tư ở Kon Tum, hiện mới có 1 công trình đã hoàn thành là thủy điện Đăk Pru 1 công suất 7 MW; những dự án còn lại hiện đang tạm dừng thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Hà Nội giải đáp với cử tri về các tuyến đường chậm tiến độ
14:21' - 29/11/2019
Bí thư Hà Nội làm rõ một số vấn đề cử tri nêu, nhất là về 3 tuyến đường chậm tiến độ (đường Vành đai 2,5, đường Tôn Thất Tùng kéo dài và đường Vương Thừa Vũ kéo dài).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Giám sát nợ nước ngoài của doanh nghiệp
17:56' - 09/08/2019
Quy mô nợ nước ngoài của quốc gia tăng nhanh, chủ yếu là nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tài chính, tín dụng theo hình thức tự vay tự trả, chiếm khoảng 48,4% tổng nợ nước ngoài của quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn của Hàn Quốc tiếp tục tăng
21:08' - 22/08/2018
Theo số liệu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 22/8, tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn trên tổng nợ cần phải trả của Hàn Quốc trong các tháng 4-6/2018 đã tăng trong quý thứ hai liên tiếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam: Điểm đến mới của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu
21:29'
Hãng xe thuộc tập đoàn Volkswagen đã chọn Việt Nam làm bàn đạp chinh phục Đông Nam Á - thị trường cạnh tranh khốc liệt, thông qua liên doanh với đối tác địa phương là Tập đoàn Thành Công.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội
20:23'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 827/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội ...
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2025
19:40'
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm. Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 73,5 điểm...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu
19:32'
Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu, tập trung chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23'
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47'
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56'
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06'
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.