Không thể vượt qua trở ngại, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chuẩn bị leo thang
Trở ngại đầu tiên, theo tờ Wall Street Journal, là việc phía Trung Quốc không muốn định lượng giá trị nông sản cần phải mua từ Mỹ trong khi phía Mỹ lại muốn phía Trung Quốc phải có nhượng bộ lớn hơn. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói Trung Quốc đã đồng ý mỗi năm mua 50 tỷ USD đậu tương, thịt lợn và các loại nông sản khác từ Mỹ.
Tuy nhiên, nguồn thạo tin tiết lộ phía Trung Quốc không muốn viết cụ thể con số cam kết trong thỏa thuận. Bắc Kinh muốn đạt được một thỏa thuận có lợi cho mình, hơn nữa, thỏa thuận ấy cần đảm bảo tính linh hoạt để nếu tình hình tiếp tục xấu đi, Trung Quốc có thể ngừng mua nông sản Mỹ.Trong khi đó, theo nguồn tin của kênh CNBC ngày 13/11, Mỹ đang yêu cầu Trung Quốc phải có nhượng bộ lớn hơn như Trung Quốc phải tăng cường quy phạm việc bảo vệ bản quyền tri thức. Nếu Bắc Kinh làm được điều đó, Mỹ mới có thể nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề thuế quan. Một vấn đề nữa là Mỹ yêu cầu phải có cơ chế chấp hành thỏa thuận một cách hữu hiệu và Trung Quốc phải ngừng thúc ép doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, cả hai yêu cầu rất quan trọng đối với giới doanh nghiệp quốc tế đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của phía Trung Quốc.Trở lại với vấn đề thuế quan, Mỹ-Trung cũng tồn tại bất đồng lớn. Tới nay, Mỹ đã 4 lần quyết định áp thuế bổ sung và 2 lần quyết định nâng mức thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc, trong đó có 1 vòng chưa thực hiện và 1 lần hủy bỏ quyết định nâng mức thuế bổ sung.Cụ thể, vòng áp thuế đầu tiên trị giá 50 tỷ USD với mức thuế là 25%, phân thành 2 đợt. Đợt 1 nhằm vào 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/7/2018. Đợt 2 có hiệu lực từ ngày 23/8/2018, nhằm vào 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.Vòng áp thuế thứ hai có hiệu lực từ ngày 24/9/2018 đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc với mức thuế là 10%. Tuy nhiên, vào ngày 10/5/2019, ông Trump đã nâng mức thuế này lên 25%. Như vậy, tới ngày 10/5/2019, Mỹ đã áp thuế 25% đối với tổng cộng 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc kèm theo đe dọa nếu Trung Quốc không đưa ra nhượng bộ quan trọng sẽ nâng mức thuế lên 30% từ ngày 15/10/2019.May mắn là trong vòng đàm phán thứ 13 vào đầu tháng 10/2019, hai bên đã đạt được thỏa thuận tạm thời và ông Trump quyết định không nâng thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 25% lên 30% nữa.Vòng áp thuế thứ ba có hiệu lực từ ngày 1/9/2019 đối với khoảng 125 tỷ hàng hóa Trung Quốc với mức thuế 15%, liên quan tới các mặt hàng như máy tính bảng, máy in đa năng, các loại giày dép, máy nghe nhạc thông minh, bộ nhớ flash…Hiện nay, Mỹ đang chuẩn bị cho vòng áp thuế thứ tư đối với 156 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Vòng áp thuế này dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/12/2019 với mức thuế 15%, liên quan tới điện thoại, máy tính xách tay, đồ chơi, hàng thời trang …Tổng hợp thông tin từ các nguồn có thể thấy trên thực tế Mỹ đã đồng ý không thực hiện vòng áp thuế bổ sung thứ tư vào tháng 12 tới, coi đây là một phần của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Giai đoạn 1. Do vòng áp thuế thứ ba liên quan tới nhiều mặt hàng tiêu dùng, đứng trước áp lực tranh cử, ông Trump có thể sẽ đồng ý hủy bỏ. Cho nên, vấn đề then chốt hiện nay nằm ở hai vòng áp thuế bổ sung đối với hàng Trung Quốc Trung Quốc thực hiện trong năm 2018.Đặc biệt là vòng áp thuế đầu tiên liên quan tới Điều 301 của Luật Thương mại Mỹ năm 1974, bao phủ nhiều mặt hàng công nghệ, nếu hủy bỏ sẽ khó tránh việc bị nhìn nhận là nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề bản quyền tri thức. Hơn nữa, phe cứng rắn ở Nhà Trắng cũng muốn giữ lại một phần thuế quan để đảm bảo Trung Quốc sẽ thực thi thỏa thuận đạt được.Trong khoảng một tháng qua, nhiều tín hiệu khả quan đã được phát đi. Thị trường cũng rất kỳ vọng. Nếu đàm phán thương mại Mỹ-Trung tiến triển tốt thì khi phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York vào ngày 12/11 vừa qua, ông Trump đã tuyên bố thời gian và địa điểm ký kết thỏa thuận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, cuối cùng điều đó đã không xảy ra và ông Trump cũng dành phần lớn thời lượng để nói về những thành tựu kinh tế và những cơ hội việc làm được tạo ra ở Mỹ trong ba năm ông cầm quyền. Bên cạnh đó, khi đề cập tới Trung Quốc, ông Trump cho rằng Bắc Kinh khao khát đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ, nhưng Washington mới là bên quyết định hai bên có đạt được thỏa thuận hay không. Người đứng đầu chính phủ Mỹ cũng không quên nhấn mạnh ông chỉ ký thỏa thuận có lợi cho doanh nghiệp và công nhân Mỹ, đồng thời đe dọa nếu Mỹ-Trung không đạt được thỏa thuận, Washington sẽ nâng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.Trong diễn biến mới nhất, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 14/11 tuyên bố việc Mỹ bãi bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc là một điều kiện quan trọng để hai bên đạt được thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1. Phát biểu họp báo, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết Trung Quốc và Mỹ đang tiến hành các cuộc thảo luận chuyên sâu về giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại. Ông đồng thời nhấn mạnh rằng mức độ bãi bỏ thuế quan sẽ "phản ánh đầy đủ" tầm quan trọng của một thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.Kết quả cuộc thăm dò mới đây do hãng tin Reuters thực hiện với hơn 100 nhà kinh tế cho thấy, đa số chuyên gia nhận định cuộc thương chiến Mỹ-Trung khó có thể kết thúc trong năm tới. Mặc dù những lo ngại về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ đã giảm bớt phần nào, các chuyên gia cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng ít khả năng sớm xảy ra và khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải vào cuộc. Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 8-13/11 của Reuters cho thấy, dù xác suất trung bình có thể xảy ra một cuộc suy thoái đối với kinh tế Mỹ trong năm tới đã giảm từ mức 35% trước đó xuống 25%, song triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ vẫn còn khiêm tốn.Ngoài ra, hơn 3/4 trong số 53 nhà kinh tế lựa chọn trả lời câu hỏi bổ sung cho biết một thỏa thuận “ngừng bắn vĩnh viễn” cho cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể xảy ra trong năm tới. Nhận định này trái ngược với tâm lý các nhà đầu tư tại Phố Wall, khi các chỉ số chính trên thị trường này đã chạm mức cao kỷ lục trong vài tháng qua, với hy vọng Washington và Bắc Kinh sẽ giải quyết được những bất đồng.Trong khi đó, theo phân tích của báo The Business Times, trong khi Trung Quốc và Mỹ một lần nữa dường như tiến gần đến một thỏa thuận thương mại, thì chính thỏa thuận “Giai đoạn 1” này làm sáng tỏ thực tế rằng các vấn đề khó giải quyết sẽ được để lại cho giai đoạn 2 và có thể là giai đoạn 3./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần đến một thỏa thuận thương mại
10:48' - 15/11/2019
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow ngày 14/11 khẳng định Mỹ đang tiến gần đến một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu các sản phẩm gia cầm của Mỹ
17:27' - 14/11/2019
Ngày 14/11, Cơ quan Hải quan Trung Quốc thông báo nước này sẽ dỡ bỏ hạn chế đối với các sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu của Mỹ và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện quan trọng cho thỏa thuận thương mại với Mỹ
16:45' - 14/11/2019
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 14/11 tuyên bố việc Mỹ bãi bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc là một điều kiện quan trọng để hai bên đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
-
Hàng hoá
Mỹ sẽ rút lại mức thuế quan nào cho hàng hóa Trung Quốc?
17:40' - 12/11/2019
Giữa lúc các nhà đàm phán của Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần hơn tới thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1", giới quan sát ngày càng kỳ vọng rằng ít nhất một số mức thuế quan này sẽ được gỡ bỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này