Khu vực tư nhân đóng góp thế nào cho các nền kinh tế trên thế giới?
Trung Quốc là một những nước có sự phát triển mạnh của kinh tế tư nhân.
Kể từ năm 1980 đến nay, tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế tư nhân ở Trung Quốc luôn ở mức tương đối cao.
Vai trò quan trọng
Kể từ những năm 1980, khu vực kinh tế tư nhân đã vươn lên đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 80-90% số việc làm mới tại các khu vực đô thị của Trung Quốc và đóng góp nhiều cho tăng trưởng GDP của nước này.
Số liệu của Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 14/9 vừa qua cho biết trong các tháng 1-8/2017, đầu tư vào tài sản cố định (FAI) của khối tư nhân tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2016 lên 23.920 tỷ NDT (khoảng 3.650 tỷ USD).
Con số này chiếm 60,7% tổng FAI của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, nhưng nhịp độ tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng 6,9% trong các tháng 1-7/2017.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của khu vực tư nhân, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt biện pháp như cắt giảm các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư đối với các nhà đầu tư tư nhân, khuyến khích những người này tham gia vào các dự án lớn và thúc đẩy cải cách mô hình sở hữu hỗn hợp tại các doanh nghiệp nhà nước.
Trong khi đó, tại Cuba, Chủ tịch Raul Castro cho hay kinh tế tư nhân là một phần của mô hình phát triển kinh tế mới. Chủ tịch Raul Castro đã mở rộng hoạt động kinh tế tư nhân ra 201 ngành nghề, trong đó có lái xe taxi, cắt tóc…
Môi giới bất động sản cũng được công nhận hợp pháp, đánh dấu một bước chuyển lớn ở quốc gia mà suốt hơn 50 năm trước đó người dân không được phép bán nhà.
Sau khi Chính phủ Cuba thông báo danh sách 178 ngành kinh doanh và dịch vụ mà tư nhân có thể đăng ký tham gia, hiện đã có hơn 309.000 người Cuba được cấp phép kinh doanh, trong đó hơn 49.000 người kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Chính phủ Cuba vừa quyết định giảm thuế và cho phép nhiều ngành dịch vụ mở rộng phạm vi hoạt động, nhằm tạo điều kiện khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển.
Đây là quyết định được đưa ra sau cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Cuba mở rộng do có nhiều ý kiến cho rằng việc chính phủ áp thuế cao sẽ cản trở hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển là một trong những giải pháp cơ bản để tái cơ cấu lực lượng sản xuất của Cuba, với kỳ vọng trong 5 năm tới, thành phần kinh tế tư nhân sẽ đem lại việc làm cho 1,8 triệu người Cuba.
Theo các chuyên gia kinh tế, khoảng 20-30% lực lượng lao động Cuba hiện đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế tư nhân.
Dỡ bỏ rào cản
Báo cáo gần đây của Học viện Hành chính Quốc gia Trung Quốc (CAG) cho biết mặc dù khối kinh tế tư nhân của nước này vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng khả quan, nhưng còn tồn tại không ít cản trở đối với hoạt động đầu tư tư nhân.
Các cơ quan chức năng cần phải nỗ lực hơn nữa để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân.
Theo CAG, mặc dù những thay đổi về chính sách đã góp phần nâng cao niềm tin của các doanh nghiệp tư nhân song các doanh nghiệp này vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do các quy định hạn chế tiếp cận với một số ngành nghề, trong đó có lĩnh vực điện lực và quân sự.Ngoài ra, giá thành thuê đất và lao động cao cùng với những khó khăn trong hoạt động huy động vốn cũng là những cản trở lớn đối với đầu tư tư nhân.
Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển chững lại do một số nhân tố bên ngoài và chi phí tăng cao, các quy định hạn chế tiếp cận và những khó khăn trong hoạt động huy động vốn.Báo cáo của CAG đã đưa ra đề xuất về việc nâng cao chính sách bảo vệ quyền tài sản của các doanh nghiệp tư nhân, mở cửa thêm nhiều ngành công nghiệp và cắt giảm gánh nặng tài chính để khối kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Theo kinh nghiệm của một số quốc gia khác, mặc dù môi trường vĩ mô nhìn chung đang ngày càng được cải thiện theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế tư nhân, một số vấn đề cản trở cho sự phát triển kinh tế tư nhân đã dần dần được giải quyết.
Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng để có sự phát triển lành mạnh và liên tục của kinh tế tư nhân, các nước cần phải giải quyết một số vấn đề.Đầu tiên là các nước cần tiếp tục giải quyết những khó khăn trong việc huy động vốn của kinh tế tư nhân.
Nhìn chung, chính quyền các cấp đã sử dụng nhiều biện pháp giúp doanh nghiệp tư nhân vay vốn thuận lợi hơn, nhưng vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để trên phương diện thể chế và cơ chế.
Ngoài ra, các nước cần có biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản hợp pháp của tư nhân.Hiện thời ở một số nước, chính sách và luật pháp cụ thể vẫn chưa chặt chẽ trong việc bảo vệ hữu hiệu tài sản hợp pháp của tư nhân.
Ngoài ra, việc chấp hành luật pháp chưa cao nên khi bị xâm phạm hoặc xảy ra tranh chấp, quyền lợi của tư nhân thường chưa được pháp luật bảo vệ hữu hiệu - điều vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực của kinh tế tư nhân.
Tiếp đó, các nước cần đẩy mạnh cải cách hành chính để cơ quan chính phủ các cấp phục vụ có hiệu quả, không gây phiền hà cho các doanh nghiệp tư nhân.Về vấn đề này, chính phủ các nước cần làm tốt vai trò lãnh đạo và vai trò hỗ trợ thông qua việc cung cấp nhiều dịch vụ hơn để hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kỳ vọng nhiều hơn vào nền kinh tế Trung Quốc
08:06' - 28/09/2017
Viện nghiên cứu kinh tế ZEW của Đức mới công bố báo cáo cho thấy những kỳ vọng đối với nền kinh tế Trung Quốc trong 12 tháng tới tiếp tục được cải thiện đáng kể.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
17:25' - 11/08/2017
Nhà kinh tế trưởng Paul Sheard của S&P Global (Mỹ) nhận định kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tích ấn tượng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Quân đội có thực sự kiểm soát nền kinh tế Cuba?
05:30' - 12/07/2017
Quyết định của Tổng thống Donald Trump cấm các doanh nghiệp giao dịch với các đối tác Cuba do quân đội kiểm soát đã một lần nữa làm nổi bật vai trò của các lực lượng vũ trang trong nền kinh tế Cuba.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.