Khủng hoảng Ukraine "phủ bóng đen" lên các ngành công nghiệp chủ chốt của Hàn Quốc
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 24/2 dẫn nhận định của giới chuyên gia kinh tế nước này đưa tin, ngày càng có nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại rằng hành động quân sự của Nga đối với Ukraine có thể gây ra những tổn thất rộng khắp đối với các ngành công nghiệp chủ chốt của Hàn Quốc, đặc biệt là sản xuất chất bán dẫn và ô tô.
Lập luận này được đưa ra trên cơ sở dự báo rằng căng thẳng địa chính trị gia tăng sẽ tiếp tục đẩy giá năng lượng tăng cao trong thời gian tới.
Chính quyền Seoul dự báo cuộc khủng hoảng Ukraine có tác động hạn chế đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp bày tỏ lo ngại rằng tình hình xấu đi có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu thô và nguyên liệu thô, đồng thời làm giảm đà tăng trong lĩnh vực xuất khẩu của Hàn Quốc.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine bất chấp những lời kêu gọi và cảnh báo của cộng đồng quốc tế.Chính quyền Mỹ ngày 22/2 đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số ngân hàng và công dân Nga để đáp trả việc Nga đưa quân đội tiến vào miền Đông Ukraine, đồng thời cho rằng đây là hành động “khởi đầu” cho một cuộc xâm lược và “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.
Tổng thống Moon Jae-in ngày 24/2 cho biết Seoul sẽ tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Nga.
Nga là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới các mặt hàng dầu thô, khí tự nhiên và sản phẩm tinh chế. Giá dầu tăng vọt lên hơn 100 USD/thùng hôm 24/2, trong khi giá điện và giá than cũng tăng trong thời gian gần đây. Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm đến diễn biến cuộc khủng hoảng đang có chiều hướng leo thang vì chi phí năng lượng cao có thể ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động kinh doanh. Hàn Quốc phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), Naphtha là mặt hàng Hàn Quốc nhập khẩu lớn nhất từ Nga với 25,3%, tiếp theo là dầu thô (24,6%), than đá (12,7%) và khí đốt tự nhiên (9,9%).
Theo các chuyên gia, các công ty lọc hóa dầu của Hàn Quốc, gồm SK Innovation và S-Oil, có thể ghi nhận mức lợi nhuận hàng tồn kho cao hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài có thể làm suy giảm nhu cầu toàn cầu, kéo theo đó là tác động tiêu cực đến lợi nhuận lâu dài của các doanh nghiệp này.Ngành công nghiệp xi măng Hàn Quốc, vốn nhập khẩu gần 75% than bitum từ Nga, bày tỏ đặc biệt lo ngại rằng tình trạng bất ổn địa chính trị sẽ khiến giá than bitum tăng cao và gây gián đoạn nguồn cung.Một quan chức của Hiệp hội Xi măng Hàn Quốc cho biết: “Căng thẳng gần đây giữa Nga và Ukraine đã gây ra tình trạng mất cân bằng cung cầu, đẩy giá nguyên liệu tăng cao”. Ông nói thêm, chi phí sản xuất xi măng đã tăng 30-50% so với quý I/2021.
Các nhà sản xuất chip Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ diễn biến cuộc khủng hoảng bởi các doanh nghiệp này nhập khẩu khí neon và krypton, những nguyên liệu thiết yếu để sản xuất chip, từ cả Nga và Ukraine. Cụ thể, Hàn Quốc đã nhập khẩu 23% nhu cầu khí neon từ Ukraine và 5,3% từ Nga vào năm ngoái. Trong báo cáo của mình, chuyên gia phân tích chứng khoán của Tập đoàn Yuanta Securities, Lee Jae-yun cho rằng căng thẳng hiện nay có thể gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với hai nguyên liệu thô nói trên và đẩy giá chip tăng cao. Báo cáo dự báo: “Điều này cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng tăng giá các mặt hàng thiết bị điện tử tiêu dùng và CNTT”. Cùng chia sẻ quan điểm này, nhà phân tích Lee Woong-chan của Hi Investment & Securities Co., cho biết mặc dù các nhà sản xuất chip Hàn Quốc phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu khí neon từ Trung Quốc nhiều hơn Ukraine (67% so với 23%), nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc phải tăng giá trong trường hợp căng thẳng gia tăng. Samsung Electronics Co. và SK hynix Inc., hai hãng sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, cho biết cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine không gây ra tác động tức thời đến hoạt động sản xuất chip và hai gã khổng này hiện đang theo dõi sát diễn biến tình hình.Ngoài ra, ngành công nghiệp ô tô cũng không tránh khỏi những tác động tiềm tàng. Các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc có thể đối mặt với rủi ro ngày càng tăng do sự biến động của đồng nội tệ Nga và nhu cầu tại Nga sụt giảm do các lệnh trừng phạt của phương Tây.Theo báo cáo của Yuanta Securities, tỷ giá hối đoái diễn biến bất lợi đã khiến thu nhập của Hyundai Motor Co. và chi nhánh Kia Corp. giảm đi vào thời điểm Nga chiếm Bán đảo Crimea vào năm 2014.
Hyundai Motor cho biết cuộc khủng hoảng hiện nay không gây ra tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của hãng tại Nga. Hãng xe này có dây chuyền lắp ráp ô tô tại St. Petersburg, nơi sản xuất khoảng 230.000 xe mỗi năm.Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc (KAMA), Hyundai đã bán được 38.161 xe và Kia đã bán được 51.869 xe tại thị trường Nga vào năm ngoái. Số lượng xe nhập khẩu vào Nga chiếm khoảng 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu ô tô của Hàn Quốc.
KITA cho biết đã thành lập một đội hỗ trợ khẩn cấp để đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine và giảm thiểu tác động kinh tế tiêu cực từ cuộc đối đầu quân sự trong khu vực. Ngoài ra, KITA sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và tiến hành tham vấn chính phủ để giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào của cuộc khủng hoảng đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc có quan hệ kinh doanh với Nga./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga cấm các hãng hàng không Ba Lan, Bulgaria và Séc
20:50' - 26/02/2022
Cơ quan hàng không dân dụng Nga ngày 26/2 đã cấm các hãng hàng không của Ba Lan, Bulgaria và Séc bay đến Nga hoặc bay qua không phận Nga, nhằm đáp trả các động thái tương tự của các nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo xem xét lại quan hệ với tất cả các nước áp đặt trừng phạt
20:45' - 26/02/2022
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 26/2 cho biết các lệnh trừng phạt hiện nay chống Nga có thể là lý do để Moskva xem xét lại quan hệ với tất cả các nước áp đặt trừng phạt.
-
Kinh tế Thế giới
Hungary đề xuất làm trung gian hòa đàm giữa Nga và Ukraine - Nga cảnh báo đã "đi đến điểm tới hạn"
13:33' - 26/02/2022
Chính phủ Hungary ngày 25/2 cho biết nước này đã đề xuất trở thành quốc gia trung gian trong cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine liên quan tình hình căng thẳng hiện nay.
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent tăng gần 5% trong tuần qua do căng thẳng Nga-Ukraine
13:33' - 26/02/2022
Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 25/2, thu hẹp đà tăng trong tuần qua, khi giới đầu tư tiếp tục theo dõi những diễn biến tại Ukraine.
-
Chứng khoán
Căng thẳng Nga – Ukraine không ảnh hưởng nhiều đến triển vọng của chứng khoán Việt Nam
13:18' - 26/02/2022
Tuần qua, căng thẳng Nga - Ukraine leo thang đã đẩy nhiều chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới lao dốc mạnh và thị trường Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia cảnh báo về tác hại của thuốc lá điện tử đến phổi
08:43'
Khí dung thuốc lá điện tử làm thay đổi cấu trúc trong mô phổi, góp phần gây ra các bệnh mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam - Cuba: Mở rộng cánh cửa hợp tác doanh nghiệp
17:54' - 01/04/2025
Năm 2025 đánh dấu 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cuba, một cột mốc quan trọng và ý nghĩa, minh chứng cho tình hữu nghị sâu đậm và bền chặt giữa hai dân tộc.
-
Ý kiến và Bình luận
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Thu hút doanh nghiệp tư nhân vào chế biến nông lâm thủy sản
16:48' - 01/04/2025
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã có chia sẻ về kết quả đã đạt được cũng như những định hướng của ngành trong phát triển kinh tế tư nhân, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng Giám đốc IMF: Tác động thuế quan Mỹ sẽ không quá nghiêm trọng
11:47' - 01/04/2025
Theo Tổng Giám đốc IMF, việc đe doạ áp đặt thuế quan của Tổng thống Mỹ gây ra “nhiều lo lắng” cho thị trường toàn cầu, song tác động kinh tế tổng thể được dự báo sẽ không quá nghiêm trọng.
-
Ý kiến và Bình luận
UBS cảnh báo kinh tế Mexico có nguy cơ rơi vào suy thoái
09:25' - 01/04/2025
Ngân hàng UBS của Thụy Sỹ hôm 31/3 cảnh báo nền kinh tế Mexico sẽ rơi vào tình trạng gia tăng suy thoái trước tác động từ chính sách áp thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Thỏa thuận bán TikTok có thể đạt được trước hạn
08:52' - 31/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thỏa thuận với công ty ByteDance (Trung Quốc) về việc bán ứng dụng TikTok sẽ được ký kết trước hạn chót vào ngày 5/4 tới.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO dự báo kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc trong 30 năm tới
15:17' - 28/03/2025
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ngày 27/3 cho biết tăng trưởng dân số yếu và chi tiêu chính phủ gia tăng sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung chậm hơn trong 30 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể giảm thuế nếu Trung Quốc đồng ý thỏa thuận bán TikTok
08:07' - 27/03/2025
Ngày 26/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể giảm thuế đối với Trung Quốc để có được sự chấp thuận của Bắc Kinh cho việc bán nền tảng truyền thông xã hội phổ biến TikTok.
-
Ý kiến và Bình luận
Trang tin rnz.co.nz: Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á
16:28' - 26/03/2025
Sáng 26/3, trang tin rnz.co.nz của New Zealand đăng bài viết nhận định Việt Nam hiện được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.